Dắt… rừng vào trường, chuyện chỉ có ở xứ Ngọc Linh

Thứ hai - 02/06/2025 10:27 60 0
Dắt… rừng vào trường, chuyện chỉ có ở xứ Ngọc Linh

Thầy Võ Đăng Chín - Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú TH&THCS Trà Nam (Nam Trà My - Quảng Nam), nhắn tôi gọn thế này: “Lên chơi, anh sẽ thấy trường em làm nông trại”.

Thì lên. Trước cổng trường là một cái dốc, giờ đã được hạ độ cao nhiều, đủ cho xe hơi chạy ngược chiều nhưng mùa mưa thì coi chừng trôi ngược.

Tôi nhớ con dốc này. Hồi đó, tụt từ đỉnh Ngọc Linh xuống, đi khỏi dốc, tôi hỏi một đồng nghiệp đi cùng: “Chừ mi lên lại đỉnh dốc, tau cho mi làm giám đốc đài, ưng không?”.

Y thở bằng miệng, méo xệch: “Cho hoa hậu thì 7 đời em cũng không đi lên”. Nó dựng đứng, gối chạm ngực, dài như tiếng chiêng mùa cúng lúa mới của người Xê Đăng.     

Trồng thật chứ không diễn

Trường giữa rừng. Đứng ở sân 9 giờ sáng mà mây núi còn đang ngủ yên. Tôi nhìn hàng rào bằng thép gai, tre, lồ ô vây quanh sân trường, nằm dọc triền dốc. Sâm đương quy đã ra bông, mọc chen với sâm nam, quế, xạ đen, đu đủ; mì chính, đậu bắp, các loại rau, chuối; nuôi vịt.

Tôi đọc, thấy nhiều trường vùng cao, khi dịch Covid-19 tấn công, thầy và trò biến đất trong vườn thành nơi trồng rau để cải thiện. “Không, trường em trồng dược liệu”.

Ngôi trường trong mây mù.

Liều! Dược liệu là thứ không phải chơi. Vùng Ngọc Linh này, mọi tác động máy móc, đem thuốc kích thích, phân hóa học vào để trồng dược liệu là rất được, nhưng đó là trò chơi… cà chớn, tham lam, bởi cây thuốc ở đây đều mọc tự nhiên dưới tán lá rừng, hiệu quả nó mang lại lớn, nhưng đây là cuộc marathon đường dài chứ không phải ăn xổi ở thì, ham lợi mà tiếp tay lừa đảo.

Thầy Chín cãi ngay: “Ai chơi kiểu đó, và đây là trường học, sao em dám dạy học trò sai được anh!”.

Cây được trồng và rào giữ kỹ lưỡng.

Trường có 1.000m2 đất trống. Chuyện làm nông trại có từ học kỳ 1 năm học này. Từ một lần chủ trì cuộc họp sáng tạo sản phẩm Stem trong dạy học của một nhóm học sinh và giáo viên dạy môn sinh học ở trường, thầy nảy ra ý sao không trồng dược liệu ở đây, xứ sở của cây thuốc mà thiên hạ đổ về?

Sâm Quy ra hoa.

Nhưng cái chính để nó sinh thành, là xây dựng một trường học không rác thải. Học trò hai cấp học bán trú, nhưng thực chất là trường nuôi nội trú luôn, có sự tham gia của phụ huynh. Nhà bếp, sau mỗi bữa ăn ê hề ra đó vỏ trứng, gốc rau; xương cá, cơm thừa... Những thứ này đưa vào ủ với chế phẩm vi sinh tamic, dùng dịch phẩm này để tưới rau, dược liệu.

Nói thì dễ, nhưng đụng vô mới biết. Thời gian dành cho hoạt động học quá nhiều; các hoạt động trải nghiệm ít. Thêm vào đó, học trò lẫn phụ huynh vùng này, thói quen trong trồng trọt một cách tự nhiên, khi điều kiện không thuận lợi thì không sản xuất được, chưa xác định cây gì có giá trị kinh tế để trồng. Đối tượng học sinh có sự chênh lệch ở trường 2 cấp học…

Phụ huynh tham gia trồng cây.

Nhưng đổi lại là phụ huynh ủng hộ, học trò đa số là con nhà nông, đã tiếp cận với nông nghiệp khi còn nhỏ; ý thức được bảo vệ môi trường, giữ môi trường trong lành để trồng dược liệu.

Trong chương trình dạy dược liệu, việc này thường xuyên được đề cập đến trong giờ sinh hoạt dưới cờ, các hoạt động khác như các ngày hội Stem văn hoá dân gian, các hoạt động trải nghiệm, tiết giáo dục địa phương các khối lớp từ 1 đến 9 trong chương trình 2018.

Thầy Võ Đăng Chín bên hệ thống làm dung dịch ủ chua tưới cây.

Tôi nhìn thùng chứa dịch ủ chua hữu cơ từ rác và nó đi từ nhà bếp ra vườn. Cứ tới giờ học hoặc đúng thời điểm chăm, thì sẽ được bón cho cây. Nghe nói các loại rau, chuối đã được thu hoạch. Còn dược liệu, phải chờ, như sâm quy kia, trồng 4 tháng mới ra hoa, có hạt, 1 năm sau mới thu hoạch.

“Không nôn nóng được anh - thầy nói - với học sinh miền núi, tiềm năng tại địa phương rất lớn, thì đây là ý tưởng sẽ phát triển và gắn kết với việc du lịch xanh và có gắn kết với các trường trong tỉnh và xa hơn đây cũng là cách để phát triển bền vững ở địa phương, bằng việc bồi đắp tình yêu thiên nhiên, vùng đất của mình để phát triển kinh tế, chủ yếu là biến vùng này trở thành thủ phủ dược liệu, có thể sống bằng chính cây trồng nơi đây, đặc biệt giúp các em tiếp cận làm thành những sản phẩm OCOP có thể bán ra thị trường”.

Học sinh cho phụ phẩm nông nghiệp vào thùng ủ hữu cơ.

Tôi… vặn: “Hữu cơ là phải có quy trình chặt chẽ, khoa học, khép kín. Học trò thì hầu hết là trẻ con. Thầy cô bận bịu trăm thứ. Ai quản cho đúng đây?”.

“Không anh, có 1 tổ chăm sóc bảo vệ, nhân viên, phụ huynh đến giúp trường; học sinh từ khối lớp 4 đến 9. Các lớp nhỏ hơn chỉ thăm quan và vận động phụ huynh trợ giúp. Phân công tổng phụ trách đội theo dõi thực hiện, có ghi chép lại cụ thể hằng ngày. GVCN và GV dạy các môn Sinh học, Giáo dục địa phương, Tổng phụ trách, Ban Giám hiệu thay nhau quản lý và hướng dẫn thực hiện. Ở đây mình chỉ định hướng nông trại xanh, tức là tập cho học sinh làm nông trồng trọt, chăn nuôi; chứ mình chưa hướng đến trang trại vì trang trại thì rộng và cần nhiều diện tích đất, điều đó gây khó khăn trong quá trình thực hiện.

Ủ lá mục cũng là môn học của các em học sinh tại trường.

Mục đích tạo môi trường xanh sạch đẹp, biết vệ sinh sạch sẽ; biết trồng cây, chăm sóc sóc cây, trồng trọt chăn nuôi; đặc biệt nhận diện được các cây dược liệu và tác dụng của nó đối với phát triển kinh tế hộ gia đình, để xoá nghèo và thoát nghèo bền vững".

Một mình một bóng

Trường Xanh. Rõ ràng là giáo án hướng nghiệp, giới thiệu tiềm năng nông nghiệp địa phương đã không còn những câu chữ vô tri.

Nhưng tại sao chỉ có nơi heo hút này là trường duy nhất ở Quảng Nam đưa dược liệu vào trồng để dạy tư duy xanh cho học trò?

Thầy và trò cùng ra vườn.

Và nữa, thầy Chín nói rằng ngay cả giáo viên cũng không phải ai cũng bằng lòng. “Yêu cầu các cô sau giờ dạy, thay áo dài ra trường cuốc đất, nhổ cỏ, họ sao có thể vui được? Nhưng tôi cho rằng, tư duy xanh không phải của riêng ai. Mình làm thầy cô thì phải gương mẫu cho học trò”.

Tôi hỏi cô A Lăng Thị Ngứp - giáo viên Sinh học - về tâm tư học trò, thì cô cười mà rằng, môn thực hành ở lớp 9 ít quá, lớp 6 đến 8 thì môn Khoa học thực nghiệm không có bài thực hành.

“Còn nữa anh - cô nói - dân ở đây ít trồng trọt, họ làm thuê kiếm ngày 250 - 300 ngàn đồng cho khỏe, con cái cũng theo cha mẹ làm thuê. Năm ngoái, khi em dẫn ra thực hành, học sinh la “cô ơi, nắng quá”. Dân nhà nông mà đến lớp 9 chưa biết trồng cây, thì thua rồi. Chưa nói, làm theo kỹ thuật thì cả cha mẹ học sinh cũng không quen, không biết. Họ chưa phân biệt được đâu là rau sạch. Nhưng em để ý, dần nó cũng thay đổi, biết yêu thiên nhiên cây cối nhiều hơn. Em nói với học sinh lớp 9, là hãy chọn cây gì phù hợp với địa phương mình mà trồng”.

Nhưng, học sinh như em Nguyễn Thị Hoa Sen lớp 9/1, được coi là học khá và nhanh nhẹn, đáp tỉnh bơ: “Con chỉ mơ ước làm diễn viên chứ không làm nông. Con không biết trồng cây. Thần tượng của con là Triệu Lộ Tư”.

Tôi té ngửa. Thiệt, tôi không biết nhân vật minh tinh diễn viên chi đó ở xứ tàu tây…

Khỏi phải dẫn ra đây lí do vì sao các trường đại học nông lâm đốt đuốc tìm sinh viên giữa cơn thác lũ nông nghiệp xanh. Đây là vấn nạn. Công nghệ kiểu gì mà không có chủ thể tư duy xanh, hết mình vì nền nông nghiệp xứ sở, thì cũng bỏ.

Phải chăng, nó có lỗ hổng ở giáo dục nền? “Chính xác - thầy Chín gật đầu - các giáo trình địa phương nên viết một cách thực tế hơn, đừng có áp đặt và nói chung chung, mà căn cứ thực tế cây gì chủ lực ở địa phương mà dạy. Em ví dụ vùng này cây sâm Ngọc Linh là chủ lực, mà giáo trình Sở Giáo dục đưa ra nói sơ sài, thậm chí nói sai đây là nơi sản xuất. Làm gì có sản xuất ở đây, khi nó là vùng trồng? Theo em, mẫu giáo nên đem cây sâm về, cho nó nhận biết lá. Lớp 1, dạy về vùng khí hậu. Lớp 4, 5 thực hành chăm sóc. Lớp 6 - 9 đề cập giá trị của nó. Đã dạy thì phải thực hành. Học sinh trên núi, cây mọc trong nhà mà nó không biết, thì sao bắt nó học nuôi tôm trên cát, rồi vùng rau Trà Quế. Hãy trao quyền soạn tài liệu cho giáo viên đi và thực hành cụ thể”.

Giáo dục xứ mình, nói không biết tới bao giờ cho hết chuyện. Riêng chuyện nhà nông, dạy trên lớp như đi trên cung trăng. Thôi thì thầy cô trường này gắng vậy.

Ấp ủ mê say, chỉ cần vào cây vươn mình để sau này những mầm cây, cả cây đang tuổi lớn ở đây tỉ lệ thuận với tình yêu lẫn nhận thức của học trò, mà viết nên mảnh ruộng tình yêu xứ sở. Mong nó sẽ lên xanh và tốt tươi, chứ đừng trông chờ vào ai cả…

Tác giả bài viết: Trung Việt

Nguồn tin: nongthonviet.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

lich
vanban
dieuhanh
caicach
VAN KIEN DAI HÔI 22
TAI LIEU BAN TTND 2
DIEU LE KHOA IX CHA
luatmattran
hu
2016 11 19 104342
namtramy
qoffice
VĂN BẢN MỚI

43

Nghị quyết số 43-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của BCH Trung ương Đảng về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc

Thời gian đăng: 02/12/2023

lượt xem: 1590 | lượt tải:344

Nghị quyết số 45-NQ/TW

Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của BCH Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và pháy huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu câu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới

Thời gian đăng: 02/12/2023

lượt xem: 1635 | lượt tải:275

26-CT/TW

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Thời gian đăng: 02/12/2023

lượt xem: 877 | lượt tải:246

76/KH-MTTQ-BTT

Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế huyện Nam Trà My 2023

Thời gian đăng: 21/02/2023

lượt xem: 1240 | lượt tải:383

75/MTTQ-BTT

Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đối ngoại Nhân dân và người Việt Nam ở nước ngoài

Thời gian đăng: 21/02/2023

lượt xem: 1311 | lượt tải:370

21/HD-MTTQ-BTT

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN NĂM 2023

Thời gian đăng: 16/02/2023

lượt xem: 1236 | lượt tải:436

10/CTr-MTTQ-BTT

CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP VÀ THỐNG NHẤT HÀNH ĐỘNG CỦA ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN NAM TRÀ MY NĂM 2023

Thời gian đăng: 13/02/2023

lượt xem: 1233 | lượt tải:386

HD/21-MTTQ-BTT

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC MẶT TRẬN THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN NĂM 2023

Thời gian đăng: 13/02/2023

lượt xem: 1404 | lượt tải:520

Số 70 - KH/HU ngày 27.07.2022

Kế hoạch tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, xây dựng chương trình triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII của Đảng

Thời gian đăng: 04/08/2022

lượt xem: 2241 | lượt tải:884

Số: 1486/MTTQ - BTT ngày 22.07.2022

Về việc đề nghị phối hợp triển khai thực hiện Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2022

Thời gian đăng: 22/07/2022

lượt xem: 1415 | lượt tải:378
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay554
  • Tháng hiện tại47,096
  • Tổng lượt truy cập1,330,548
PHÓNG SỰ - VIDEO
GIẤY MỜI

Số: 16 - CV/BTGHU ngày 14.03.2022

Mời dự hội nghị Báo cáo viên Tỉnh ủy trực tuyến tháng 3 năm 2022

Thời gian đăng: 14/03/2022

lượt xem: 1918 | lượt tải:401

Số: 34/ GM - UBND ngày 18.02.2022

Dự Gặp mặt báo chí đầu xuân Nhâm Dần 2022

Thời gian đăng: 01/03/2022

lượt xem: 2019 | lượt tải:422
doanket1
thanhcong
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây