QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA MTTQ VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN

Thứ hai - 16/08/2021 11:04 688 0
Ngày 16/8, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam phối hợp với các tổ chức thành viên tổ chức “Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Tại điểm cầu Quảng Nam có đồng chí Phan Việt Cường- Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, đồng chí Võ Xuân Ca- UVBTV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đại diện Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, các ban của Đảng, Trưởng các tổ chức chính trị- xã hội và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến trước thềm Hội nghị
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến trước thềm Hội nghị
z2687350359115b10a4e9bc9b9a2d277ead18c2f77bc8e pjzl
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu trước thềm Hội nghị  
z268735054424939051d5e5da579f323809ba1f1b9bd79 bycr
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến trước thềm Hội nghị  
Hội nghị nhằm quán triệt, bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong việc triển khai thực hiện Chương trình hành động của Mặt trận và các tổ chức thành viên, thể hiện quyết tâm cao và phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong toàn hệ thống Mặt trận, tổ chức thành viên và các tầng lớp nhân dân.
 
z2687350754322e04d0473c0e25a5323f660dc3488e022 csbv 1
 
z2687350578156935308e7036edc45592535a40b47ec5f ymqb
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu 
2314092349014986373839304938679281947397963n lzlg
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng trước thềm Hội nghị  
2266649698205698351900983966766201068208518n tdsu
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trước thềm Hội nghị  

Tham dự Hội nghị ở điểm cầu Trung ương tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, về phía lãnh đạo Đảng, Nhà nước có ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư.

Các đại biểu là Ủy viên Bộ Chính trị: ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội; bà Trương Thị Mai, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Đại tướng Tô Lâm, Bộ Trưởng Bộ Công an; ông Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; ông Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; ông Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
 

z268735005152650d667f673196256e670f714c53ea04b yzuu
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu tham dự Hội nghị 

Các đại biểu là Bí thư Trung ương Đảng: ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; bà Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; ông Lê Minh Hưng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Cùng tham dự có bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; các đại biểu là Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.

Về phía lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo MTTQ Việt Nam có ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam; ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam; bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch không chuyên trách UBTƯ MTTQ Việt Nam; các cụ, các vị Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam.

z2687349016035252f1e6634f2c53e6b3ce2bac68fb8c5 gban
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến chủ trì Hội nghị

Tại điểm cầu thành phố Hà Nội có ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh có: ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam; ông Huỳnh Đảm, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam; tại điểm cầu tỉnh Tuyên Quang có bà Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Chủ tịch không chuyên trách UBTƯ MTTQ Việt Nam cùng hơn 2.000 đại biểu tại 64 điểm cầu trên cả nước là lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận trên cả nước.

Tập hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành viên

 

z26873483062256b71e29a4acc97d441c50cf4943ff9cf wjqr
Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TW ngày 9/3/2021 của Bộ Chính trị về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong thời gian vừa qua, cùng với việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc chung tay, góp sức phòng, chống đại dịch Covid-19, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; góp phần tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên đã triển khai học tập Nghị quyết Đại hội sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức mới đa dạng, hiệu quả.

Căn cứ vào vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình, các Đảng đoàn, lãnh đạo của mỗi tổ chức thành viên đã phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy cơ quan xây dựng Chương trình hành động cụ thể bằng các đề án, chương trình thiết thực, xác định rõ yêu cầu cần đạt được, người chỉ đạo, người thực hiện, thời gian hoàn thành... để nhanh chóng đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, đúng như tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là "Không phải Đại hội xong là coi như xong. Đây chỉ là mở đầu. Làm được hay không, có biến Nghị quyết thành hiện thực hay không, có làm ra của cải vật chất, mang lại giàu có và hạnh phúc cho nhân dân hay không mới là thành công thực tế của Đại hội".

Theo Chủ tịch Đỗ Văn Chiến, Hội nghị triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhằm tập hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành viên, phối hợp thống nhất hành động trong khối Đại đoàn kết của MTTQ Việt Nam, nhằm nhanh chóng đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống một cách thực chất, hiệu quả.

“Đây là lần đầu tiên chúng ta tổ chức một Hội nghị thống nhất, phối hợp hành động giữa các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam, với quy mô toàn quốc. Tại hội nghị quan trọng và ý nghĩa này, sau khi nghe báo cáo trung tâm, các đại biểu sẽ góp ý kiến bổ sung, biểu thị quyết tâm chính trị, đồng thuận cao để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Đặc biệt, Hội nghị sẽ được lắng nghe và tiếp thu ý kiến chỉ đạo rất quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trên cơ sở đó, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chương trình hành động chung và chương trình hành động của mỗi tổ chức để thực hiện, đạt kết quả cao nhất, đáp ứng sự mong đợi của cán bộ, đảng viên và nhân dân”, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến nói.

Nhấn mạnh Hội nghị được tổ chức ngay sau khi Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ III thành công rất tốt đẹp; Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV đã thể chế hóa Kết luận số 11-KL/TW ngày 13/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV vừa họp phiên đầu tiên để cụ thể hóa Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến cho rằng, chủ trương đã rõ, mục tiêu, nhiệm vụ đã được xác định. Trách nhiệm cao cả của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên là: tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động nhằm tăng cường công tác tuyên truyền vận động, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội. Đồng thời phát động phong trào thi đua sâu rộng, động viên các tầng lớp nhân dân, hội viên, đoàn viên đồng lòng, chung sức, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực cao nhất cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phấn đấu đạt được các mục tiêu đã đề ra.

6 nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai chương trình hành động
 

z2687348936540561ac1aa681d3cdf9539779f6d661cf7 uvuq
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu phát biểu tại Hội nghị 

Báo cáo kết quả MTTQ và các tổ chức thành viên tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu cho biết, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, MTTQ Việt Nam và các TCTV đã chú trọng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để tập hợp, đoàn kết các lực lượng và xây dựng đồng thuận xã hội.

Theo đó, các cuộc vận động, phong trào thi đua được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần thi đua, lao động sáng tạo của Nhân dân và sự chung sức của cả cộng đồng tham gia phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng và phát triển đất nước.

Công tác giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước được quan tâm; vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí được tăng cường. Hoạt động đối ngoại của Mặt trận và các TCTV ngày càng mở rộng và đa dạng, đóng góp hiệu quả cho công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước. Bộ máy tổ chức của Mặt trận và các TCTV được tăng cường; hoạt động tiếp tục đổi mới phong phú về nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao về chất lượng, hiệu quả. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố và phát huy.

Đối với việc xây dựng chương trình hành động MTTQ và các tổ chức thành viên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Lê Tiến Châu nêu rõ, việc xây dựng chương trình hành động diễn ra trong bối cảnh cả nước vừa tập trung cao độ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và chăm lo đời sống nhân dân; chuẩn bị và tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Cùng với việc thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, MTTQ Việt Nam và các TCTV đã chủ động gắn việc xây dựng, triển khai thực hiện Chương trình hành động Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng với việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của mỗi tổ chức.

Theo Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu, nét mới trong việc triển khai xây dựng Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam và các TCTV là nội dung của chương trình đã được cụ thể hóa phù hợp với đặc thù và gắn kết chặt chẽ với vai trò, nhiệm vụ của từng tổ chức. Chương trình hành động cũng đề ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đồng thời, có các phụ lục hoặc các chương trình, đề án tương ứng để triển khai thực hiện cho từng nhóm nhiệm vụ, giải pháp, trong đó xác định rõ lộ trình, yêu cầu sản phẩm, thời gian triển khai và thời gian hoàn thành. Trong các giải pháp thực hiện đều chú ý yêu cầu đôn đốc, kiểm tra, đánh giá sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, qua đó thể hiện sự quyết tâm hành động của MTTQ Việt Nam và các TCTV nhằm sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

Để thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tập, chương trình hành động MTTQ Việt Nam và các TCTV tập trung vào 6 nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ nhất là chủ động, tích cực xây dựng và nâng cao hiệu quả chương trình phối hợp hành động; đồng thời phát huy tính sáng tạo của mỗi tổ chức để tập hợp các thành viên, hội viên, đoàn viên thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền vận động, tập hợp các tầng lớp Nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vận động Nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và đối ngoại nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Thứ hai là căn cứ vào các quy định của pháp luật, MTTQ và các TCTV chủ động xây dựng chương trình phối hợp công tác với Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước kịp thời thể chế, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIII để vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên thực hiện.

Thứ ba là tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức tập hợp quần chúng, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của hội viên, đoàn viên, cử tri và nhân dân để tổng hợp, phản ánh đến các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết, đáp ứng mong đợi của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội; đồng thời bám sát, “theo đến cùng” những sự việc có ảnh hưởng sâu rộng trong phạm vi lớn, phấn đấu thực hiện phương châm Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra là: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Thứ tư là tăng cường triển khai thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội tập trung vào một số nội dung quan trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước như: Luật đất đai; các chương trình mục tiêu quốc gia; lập, thực hiện các Quỹ vận động, đóng góp ngoài ngân sách Nhà nước; góp phần đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và góp ý kiến xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Thứ năm là tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Mặt trận, cán bộ Đoàn, Hội các cấp, thực hành lời dạy của Bác: “Công tác Mặt trận vừa đoàn kết, vừa đầu tranh”, mỗi cán bộ Mặt trận “phải tích cực và phải chủ động giúp cấp ủy Đảng lãnh đạo công tác Mặt trận; phổ biến và thực hiện chính sách của Đảng về Mặt trận”, “làm việc kiên nhẫn, phải tha thiết với công tác Mặt trận”, “phải đi đường lối quần chúng, không được quan liêu mệnh lệnh và gò ép nhân dân”; cùng với với phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở gắn với địa bàn khu dân cư.

Thứ sáu là tăng cường đoàn kết quốc tế, mở rộng các hoạt động đối ngoại nhân dân theo phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả”.
 

2272328482279832825662633720340542061245287n otcn
Ông Nguyễn Đình Khang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham luận tại Hội nghị

Tại Hội nghị, đại biểu tham dự đã cùng thảo luận, phát biểu, bổ sung, làm rõ thêm một số nội dung và thể hiện sự đồng thuận rất cao với Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên.

Nhấn mạnh quyết tâm, giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn Việt Nam sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho rằng, các cấp công đoàn cần tập trung triển khai 7 nhóm nhiệm vụ, 39 giải pháp.

Trong đó, 7 nhiệm vụ chính là: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, giác ngộ giai cấp, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh; Tham gia xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; phát triển đa dạng, hiệu quả các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động; Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động cho công nhân.

Cùng với đó cần tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn phù hợp với số lượng, cơ cấu lao động, nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động và yêu cầu hội nhập quốc tế; phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; Phát huy vai trò nòng cốt của tổ chức công đoàn trong tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên trong doanh nghiệp; Nâng cao chất lượng và đẩy mạnh các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, vận động đoàn viên, CCVCLĐ thi đua học tập, lao động sáng tạo, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; Xây dựng nguồn lực tài chính đủ mạnh để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.

“Dưới sự lãnh đạo của Đảng quang vinh, giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam quyết tâm tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, tích cực, chủ động đổi mới tổ chức và hoạt động, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, Công đoàn Việt Nam vững mạnh, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh””, ông Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh.
 

23368696910488380459272622755751209652060817n esin
Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga phát biểu tại Hội nghị

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của nhiều nhà khoa học và những người hoạt động thực tiễn, từ việc cơ bản nhận diện gia đình Việt Nam thời hiện đại với những giá trị tổng hòa về văn hóa, về con người, giá trị truyền thống, giá trị hiện đại về gia phong, nề nếp, lối ứng xử; giá trị về hôn nhân, con cái; giá trị về kinh tế, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga cho biết, Hội LHPN Việt Nam đã xác định rõ các giải pháp thực hiện trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, đó là: tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” với việc lồng ghép các giá trị văn hóa vào nội hàm các tiêu chí để tuyền truyền, hướng dẫn và hỗ trợ phụ nữ thực hiện thông qua các mô hình “Làng phụ nữ kiểu mẫu”, “Khu dân cư an toàn”...; Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ và tổ chức các mô hình “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Gia đình 4 chuẩn mực”...; tập trung thực hiện tốt các chương trình, đề án chăm lo, hỗ trợ phụ nữ về vốn, kiến thức, đảm bảo sinh kế bền vững là giải pháp thiết thực để hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc.

Bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục để phụ nữ thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm trong hôn nhân, gia đình, các cấp Hội phải tiếp tục nỗ lực, kiên trì vận động phụ nữ, vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới – được xem như một giá trị tiến bộ tác động tích cực đến gia đình hiện đại...

Bà Hà Thị Nga bày tỏ tin tưởng rằng Chương trình hành động của Hội LHPN Việt Nam thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, sẽ nhận được sự đồng lòng của cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước trong quá trình tổ chức thực hiện; đồng thời cam kết Hội LHPN Việt Nam sẽ nỗ lực đồng hành, góp phần cùng với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể chính trị khác và cả hệ thống chính trị quyết tâm tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Tiếp tục tổng kết, đúc kết kinh nghiệm, đào sâu nghiên cứu, đề ra các giải pháp mới
 

z2687645494617ce6ef572187c018ed429319e4ee27f61 xmse
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị 

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, tiếp theo thành công của Đại hội, việc nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là công việc hết sức cần thiết và hệ trọng, phải được thực hiện một cách rất nghiêm túc, quyết liệt, bài bản, khoa học trong suốt cả nhiệm kỳ. Ở đây, vai trò, vị trí, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là vô cùng quan trọng.

Hoan nghênh Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã chủ động, kịp thời nghiên cứu xây dựng Chương trình hành động và phối hợp tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình hành động trong toàn hệ thống, Tổng Bí thư khẳng định, đây là một việc làm rất thiết thực, thể hiện tinh thần quyết tâm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên nhằm cụ thể hoá và sớm đưa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào cuộc sống.

“Với vai trò là tổ chức đại diện của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống chính trị ở nước ta, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên cần làm tốt hơn nữa vai trò là nòng cốt chính trị, có trách nhiệm vẻ vang trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp, vận động nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực hành dân chủ, xây dựng đồng thuận xã hội để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính trị của đất nước trong giai đoạn mới.”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ đất nước theo tinh thần của Cương lĩnh chính trị, các văn kiện quan trọng khác mà Đại hội XIII của Đảng vừa quyết định đang đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta những nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang. Do đó đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn nữa, đoàn kết thống nhất chặt chẽ hơn nữa để phấn đầu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Với vai trò là tổ chức đại diện của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống chính trị ở nước ta, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên cần làm tốt hơn nữa vai trò là nòng cốt chính trị, có trách nhiệm vẻ vang trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp, vận động nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực hành dân chủ, xây dựng đồng thuận xã hội để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính trị của đất nước trong giai đoạn mới, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ phải là ba chân kiềng vững chắc của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ta, Tổ quốc ta.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cần tiếp tục tổng kết, đúc kết kinh nghiệm, đào sâu nghiên cứu, đề ra các giải pháp mới đối với một số yêu cầu, nhiệm vụ cơ bản sau:

Một là, tiếp tục tăng cường xây dựng và củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy tinh thần sáng tạo của các tầng lớp nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là nhiệm vụ trung tâm của Mặt trận.

Trước hết, cần tiếp tục nhận thức và quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, và chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc". Do đó, một trong những nhiệm vụ bao trùm, quan trọng hàng đầu của Mặt trận Tổ quốc là phải tiếp tục xây dựng và tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, bảo đảm sự thống nhất cao về nhận thức, tư tưởng và hành động, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên quyết, kiên trì bảo vệ, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Mặt trận và các tổ chức thành viên phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân hiểu đầy đủ và thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Mặt trận phải là hạt nhân trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong phòng, chống âm mưu, hoạt động "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch; kiên quyết đấu tranh bác bỏ các quan điểm sai trái, phản động, cơ hội chính trị, tư tưởng thù địch. Tăng cường tuyên truyền sâu rộng để các tầng lớp nhân dân nhận thức sâu sắc âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo nhằm chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
 

z2687645450397c5cea040feeb9bcece2a82b39885bef5 uzfr
Quang cảnh Hội nghị 

Hai là, phát huy sức mạnh sáng tạo to lớn của các tầng lớp nhân dân, đoàn viên, hội viên góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của Mặt trận trong việc phát huy vai trò làm chủ của nhân dân.

Động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Muốn làm được như vậy, Mặt trận Tổ quốc cần thực hiện tốt hơn nữa vai trò nòng cốt trong việc chủ trì hiệp thương, phối hợp với các tổ chức thành viên và các cấp chính quyền động viên, phát huy tốt hơn nữa vai trò đoàn kết các giai tầng, nêu cao vai trò của các cá nhân tiêu biểu trong các giới đồng bào, các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng và lợi ích thiết thực của mỗi tầng lớp nhân dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi và vận động, lôi cuốn để nhân dân tham gia mạnh mẽ vào các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Mặt trận và các tổ chức thành viên phát động; phát huy mọi nguồn lực, khả năng sáng tạo, đóng góp tích cực vào sự nghiệp chung của đất nước.

Chú trọng phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới. Phát triển đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hoá, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi.

Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá, nâng cao lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, nuôi dưỡng hoài bão, khát vọng vươn lên, tạo động lực trong học tập, lao động sáng tạo, khởi nghiệp, lập nghiệp; tạo mọi điều kiện để phát triển lành mạnh, toàn diện, hài hoà cả về trí tuệ, thể chất và giá trị thẩm mỹ.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Phát huy tính tích cực chính trị - xã hội của cựu chiến binh, cán bộ công an hưu trí trong xây dựng và bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động, học tập của người cao tuổi trong xã hội, cộng đồng và gia đình.

Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Chú trọng tính đặc thù của từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Chống tư tưởng kỳ thị dân tộc, dân tộc cực đoan, dân tộc hẹp hòi, nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tiếp tục vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống "tốt đời đẹp đạo", đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Hỗ trợ để người Việt Nam ở nước ngoài có địa vị pháp lý vững chắc, phát triển kinh tế và đời sống, hoà nhập với xã hội nước sở tại nhưng đồng thời phải có trách nhiệm với đất nước ta; nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ công dân; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc; động viên đồng bào hướng về đất nước, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hiện nay, tình hình đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp, tốc độ lây lan rất nhanh, gây tổn hại lớn về sức khoẻ và tính mạng của người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội và mọi mặt của đời sống. Với tinh thần "chống dịch như chống giặc", bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết, tôi đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cùng toàn thể các tầng lớp nhân dân cùng đồng lòng nhất trí cao nhất tham gia phòng, chống dịch với tinh thần: Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa, đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa, nhất định phải dập được dịch, để giữ vững được truyền thống dân tộc Việt Nam anh hùng; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng, bảo vệ sức khoẻ, tính mạng và chăm lo tốt nhất cho đời sống của nhân dân.
 

2282394574784153334081962530190679798474568n lgnp
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến tại Hội nghị  

Ba là, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cần phát huy mạnh hơn nữa vai trò tiên phong trong việc bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước ngày càng vững mạnh.

Để xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc thì cần phải thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân. Phải thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở; làm tốt, có hiệu quả phương châm: "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần phát huy làm tốt vai trò làm nòng cốt để nhân dân làm chủ.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần làm tốt hơn nữa vai trò giám sát và phản biện xã hội theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các quy định của Đảng, Nhà nước. Tăng cường giám sát để tạo sự đồng thuận, nhất trí cao, ổn định xã hội, phát triển toàn diện và bền vững đất nước.

Mặt trận Tổ quốc phải tiếp tục làm tốt vai trò chủ trì hiệp thương, phối hợp giữa các tổ chức thành viên trong việc thực hiện giám sát và phản biện xã hội; phát huy tối đa trí tuệ của các nhà khoa học, những chuyên gia giàu kinh nghiệm tham gia xây dựng pháp luật, phản biện, đóng góp và hoàn thiện khâu đột phá về thể chế phát triển đất nước, thể chế phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của cấp uỷ, chính quyền các địa phương, nhất là những vấn đề quốc kế dân sinh, liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của quần chúng nhân dân.

Tiếp tục chủ động tham gia sâu hơn, toàn diện, hiệu quả hơn và động viên nhân dân tích cực tham gia vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phát huy vai trò tích cực trong tham gia kiểm soát quyền lực, giám sát để quản lý xã hội công khai, minh bạch. Phối hợp đề xuất, xây dựng các cơ chế, phương thức phù hợp phản ánh tới cấp uỷ, chính quyền và trực tiếp đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí ở ngay tại mỗi địa bàn dân cư, cơ quan, đơn vị.

Phải làm tốt hơn vai trò tập hợp, lắng nghe ý kiến nhân dân để phản ánh với các cơ quan đảng và Nhà nước ở Trung ương cũng như các địa phương. Chủ động phối hợp với chính quyền các cấp giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc ngay tại cơ sở, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Luôn đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết khó khăn, vướng mắc và yêu cầu chính đáng của nhân dân để dân tin, dân tôn trọng và phải tin dân, tôn trọng dân.
 

2289995829029720038980285841077611319089824n mvyt
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến tại Hội nghị  

Bốn là, về công tác xây dựng nội bộ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, kiện toàn, đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Đây là nhiệm vụ then chốt để Mặt trận đạt được mục đích, yêu cầu đã đề ra. Phải xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận thế nào, cơ chế thế nào?

Đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao trách nhiệm và chất lượng của đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư; sâu sát với dân, thật sự thiết thực, hiệu quả như chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt (năm 1951): "Hoạt động của Mặt trận nên nhắm vào điểm chính để tránh khỏi việc gì cũng làm, nhưng ít việc làm chu đáo". Tăng cường vai trò nòng cốt chính trị, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp, vận động nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", thực hành dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội. Thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, tăng cường đối ngoại nhân dân. Xây dựng thế trận lòng dân, phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng thuận của nhân dân trong và ngoài nước để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Coi trọng việc nhân rộng các điển hình tốt, phê phán những việc làm chưa tốt, khắc phục bệnh hình thức.

Muốn thế, phải kịp thời đề xuất, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập về thể chế, mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể. Phát huy hiệu quả vai trò chủ trì hiệp thương của Mặt trận trong phối hợp thống nhất hành động với các tổ chức thành viên. Mặt trận và các tổ chức thành viên cần chú trọng việc phối hợp với chính quyền bằng các quy chế, chương trình, kế hoạch cụ thể để thực sự tạo nên sức mạnh của cả hệ thống chính trị thực hiện nhiệm vụ chung. Tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động, tuyên truyền, vận động, nắm bắt tình hình đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.

Tập trung nâng cao chất lượng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Mặt trận và đoàn thể có tâm huyết, trách nhiệm với công việc, hết lòng vì công việc, không ngừng đổi mới tư duy, sáng tạo, có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách vì sự phát triển chung của đất nước, đặc biệt là đội ngũ cán bộ hoạt động chuyên trách ở các cấp phải thật sự say mê với công việc, ra sức học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết về các mặt, thường xuyên nêu gương, phải trở thành những tâm gương sáng để dân mến, dân thương, dân tôn trọng và nhân dân lắng nghe, tuân theo. Tập hợp, phát huy tối đa vai trò, sự đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia, các cá nhân tiêu biểu trong các tầng lớp nhân dân, trong các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài.

Năm là, tiếp tục đổi mới và nâng cao sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước, các tổ chức có liên quan với hoạt động của Mặt trận. Đây là điều kiện, là đòi hỏi cần thiết, trong đó sự lãnh đạo của Đảng là cực kỳ quan trọng.

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, do đó phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên. Đảng ta vừa là người lãnh đạo, vừa là thành viên của Mặt trận; Đảng lãnh đạo Mặt trận thông qua việc phát huy vai trò thành viên của Mặt trận chứ không đứng ngoài, đứng trên để lãnh đạo Mặt trận. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn: "Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo".

Từ 5 nhiệm vụ trọng tâm trên, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng gợi mở, các cơ quan Trung ương, mỗi cấp uỷ, chính quyền cân phải làm gì để thực hiện cho bằng được mục tiêu xây dựng và củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vừa đề ra?

Trước hết, mỗi cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, đảng viên phải tiếp tục quán triệt, nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác Mặt trận trong tình hình mới; đề cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ". Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước về thực hành phong cách dân vận theo tấm gương, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân", "Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin", thực sự vì nhân dân phục vụ vì lợi ích của nhân dân để làm việc. Phải thật sự thấm sâu lời dạy của Bác Hồ: "Làm công bộc của Dân", "làm đây tớ nhân dân chứ không phải làm quan nhân dân”, không phải trước mặt Dân cứ viết lên trán hai chữ "Cộng sản" mà người ta nể sợ. Muốn vận động nhân dân thì trước hết mỗi công chức, đảng viên phải thực sự gương màu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, đi đầu hưởng ứng các phong trào thi đua, cuộc vận động do Mặt trận và các đoàn thể phát động, thông qua hoạt động của Mặt trận và đoàn thể để đến với nhân dân, chúng ta cần xem đó là cơ hội để gần dân, hiểu dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân; kiểm nghiệm xem các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước có đến được với nhân dân hay không, có thuận lòng dân hay không? Đồng chí nào thờ ơ với hoạt động của Mặt trận, đoàn thể thì cũng đồng nghĩa với xa rời quần chúng nhân dân.

“Phải tiếp xúc với dân chân thực, đừng tiếp xúc hình thức, không được mị dân, theo đuôi quần chúng. Phải tôn trọng dân thật sự, lắng nghe nhân dân và làm theo mong muốn của nhân dân một cách thật lòng”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.

Cùng với đó, các cấp uỷ từ Trung ương đến cơ sở cần tiếp tục tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Trong bối cảnh tình hình mới hiện nay, công tác vận động, đoàn kết nhân dân cần phải có sự đầu tư xứng đáng và dựa trên cơ sở nhận thức mới. Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, tôi đề nghị các cấp uỷ chỉ đạo, rà soát đánh giá tổng thể việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận và các chủ trương về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và về công tác Mặt trận.

"Nhân đây, tôi đề nghị các cơ quan tham mưu nghiên cứu đề xuất để tiến tới tổng kết đánh giá 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 12/3/2003, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Từ việc đánh giá tổng kết, tiến tới xây dựng một chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn cách mạng mới", Tổng Bí thư nói.

Để bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện cho Mặt trận và các tổ chức thành viên thực hiện tốt vai trò của mình, Tổng Bí Thư cho rằng các cơ quan nhà nước cần quan tâm nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật, tạo mọi điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ, tham gia có hiệu quả vào việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội; hoàn chỉnh cơ sở pháp lý cho các hoạt động của Mặt trận và các tổ chức thành viên. Tăng cường cơ sở pháp lý nhằm phát huy vai trò tự quản của nhân dân trong cộng đồng dân cư, thôn, tổ dân phố, ghi nhận những đóng góp hiệu quả của nhân dân thông qua các mô hình tự quản, tổ liên gia tự quản", "tổ Covid cộng đồng", "tổ tự quản vùng xanh phòng, chống dịch"....

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật về giám sát và phản biện xã hội, tạo điều kiện thật tốt để phát huy vai trò giám sát của nhân dân, giám sát trực tiếp và giám sát thông qua vai trò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Mặt khác, các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng hơn nữa với Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Thông qua các cơ chế khác nhau như nghị quyết liên tịch, quy chế phối hợp, chương trình phối hợp... vừa để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước kết hợp với phương thức vận động, tập hợp nhân dân, tạo thành sức mạnh chung để giải quyết có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, nhất là các nhiệm vụ cấp bách về xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, phòng chống dịch bệnh... Làm được như vậy sẽ có lợi cho cả Nhà nước và Mặt trận, nhất là cho nhân dân trong việc phục vụ lợi ích của toàn dân.

“Với truyền thống đoàn kết, tinh thần trách nhiệm cao, tôi tin tưởng và mong rằng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên nhiệm kỳ này sẽ triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, tiếp tục có những hoạt động năng động, sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, thiết thực, hiệu quả cao hơn nữa, góp phần tập hợp ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân trong khối đại đoàn kết dân tộc; tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Nhân dân với Đảng và Chính phủ, tạo thành sức mạnh to lớn, vô địch để xây dựng Tổ quốc ta ngày càng cường thịnh, Nhân dân ta ngày càng hạnh phúc; Đất nước ta ngày càng phát triển, phồn vinh”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng.

Thay mặt Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên và các vị đại biểu dự Hội nghị, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến nghiêm túc tiếp thu và trân trọng cảm ơn ý kiến phát biểu chỉ đạo mang tầm chiến lược, tâm huyết, sâu sắc, toàn diện của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

“Đảng đoàn MTTQ Việt Nam, cấp ủy, tổ chức Đảng của các tổ chức thành viên sẽ khẩn trương cụ thể hóa ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư vào Chương trình hành động để tổ chức thực hiện với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, đoàn kết, sáng tạo, vượt khó, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Những ý kiến quý báu này chính là căn cứ có tính nền tảng để MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình; cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước ta phát triển, phồn vinh, hạnh phúc”, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh.

2356681533560433227399596829560803337756474n gvke
2340801038127251660319183778678767919352696n tjed
img 7375
Quang cảnh tại điểm cầu Quảng Nam


 

Nguồn tin: Hương Diệp - ảnh Quang Vinh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

lich
vanban
dieuhanh
caicach
VAN KIEN DAI HÔI 22
TAI LIEU BAN TTND 2
DIEU LE KHOA IX CHA
luatmattran
hu
2016 11 19 104342
namtramy
qoffice
VĂN BẢN MỚI

43

Nghị quyết số 43-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của BCH Trung ương Đảng về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc

Thời gian đăng: 02/12/2023

lượt xem: 657 | lượt tải:220

Nghị quyết số 45-NQ/TW

Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của BCH Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và pháy huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu câu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới

Thời gian đăng: 02/12/2023

lượt xem: 646 | lượt tải:182

26-CT/TW

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Thời gian đăng: 02/12/2023

lượt xem: 444 | lượt tải:147

76/KH-MTTQ-BTT

Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế huyện Nam Trà My 2023

Thời gian đăng: 21/02/2023

lượt xem: 785 | lượt tải:282

75/MTTQ-BTT

Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đối ngoại Nhân dân và người Việt Nam ở nước ngoài

Thời gian đăng: 21/02/2023

lượt xem: 825 | lượt tải:245

21/HD-MTTQ-BTT

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN NĂM 2023

Thời gian đăng: 16/02/2023

lượt xem: 843 | lượt tải:331

10/CTr-MTTQ-BTT

CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP VÀ THỐNG NHẤT HÀNH ĐỘNG CỦA ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN NAM TRÀ MY NĂM 2023

Thời gian đăng: 13/02/2023

lượt xem: 813 | lượt tải:283

HD/21-MTTQ-BTT

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC MẶT TRẬN THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN NĂM 2023

Thời gian đăng: 13/02/2023

lượt xem: 1095 | lượt tải:411

Số 70 - KH/HU ngày 27.07.2022

Kế hoạch tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, xây dựng chương trình triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII của Đảng

Thời gian đăng: 04/08/2022

lượt xem: 1945 | lượt tải:785

Số: 1486/MTTQ - BTT ngày 22.07.2022

Về việc đề nghị phối hợp triển khai thực hiện Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2022

Thời gian đăng: 22/07/2022

lượt xem: 1130 | lượt tải:286
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay1,583
  • Tháng hiện tại6,023
  • Tổng lượt truy cập1,003,768
PHÓNG SỰ - VIDEO
GIẤY MỜI

Số: 16 - CV/BTGHU ngày 14.03.2022

Mời dự hội nghị Báo cáo viên Tỉnh ủy trực tuyến tháng 3 năm 2022

Thời gian đăng: 14/03/2022

lượt xem: 1629 | lượt tải:319

Số: 34/ GM - UBND ngày 18.02.2022

Dự Gặp mặt báo chí đầu xuân Nhâm Dần 2022

Thời gian đăng: 01/03/2022

lượt xem: 1687 | lượt tải:347
doanket1
thanhcong
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây