Tăng cường vị thế của phụ nữ Việt Nam trong thực hiện bình đẳng giới

Thứ tư - 30/10/2024 10:52 52 0
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã ban hành hệ thống chính sách, pháp luật về bình đẳng giới với mục tiêu thu hẹp khoảng cách giới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, để phụ nữ được tiếp cận và thụ hưởng đầy đủ mọi thành quả của sự phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới. Những thành tựu đạt được trở thành tiền đề, động lực mạnh mẽ để Việt Nam tiếp tục thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới bền vững đến năm 2030.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến tặng quà cho đại biểu tại buổi gặp mặt  đoàn đại biểu dân tộc thiểu số và chức sắc tiêu biểu các tôn giáo tỉnh Lâm Đồng tại Hà Nội ngày 9/10/2023 ( Ảnh minh họa)
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến tặng quà cho đại biểu tại buổi gặp mặt đoàn đại biểu dân tộc thiểu số và chức sắc tiêu biểu các tôn giáo tỉnh Lâm Đồng tại Hà Nội ngày 9/10/2023 ( Ảnh minh họa)

Trải qua gần 95 năm, từ khi thành lập Đảng đến nay, Đảng ta luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, thể hiện xuyên suốt trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII nêu rõ: “Phát huy truyền thống, tiềm năng, thế mạnh và tinh thần làm chủ, khát vọng vươn lên của các tầng lớp phụ nữ. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”;

Chỉ thị số 21-/CT-TW ngày 20/1/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới đã chỉ rõ: “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, tôn vinh nhằm khơi dậy tiềm năng, trí tuệ, sức sáng tạo, tinh thần khởi nghiệp, khát vọng của đội ngũ nữ lãnh đạo quản lý, nữ trí thức, nữ cán bộ khoa học, nữ doanh nhân”1.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã ban hành hệ thống chính sách, pháp luật về bình đẳng giới với mục tiêu thu hẹp khoảng cách giới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từng bước đưa phụ nữ tiếp cận và thụ hưởng đầy đủ mọi thành quả của sự phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ để “nam nữ bình quyền” được khẳng định nhất quán từ Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới”, “Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”, “Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội”2.

Đồng thời, Nhà nước đã ký cam kết tham gia các quy định trong Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (Công ước CEDAW) và luật hoá trong các văn bản pháp luật và các chính sách có liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ như: Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Hôn nhân và gia đình; Bộ luật Hình sự; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và nhiều văn bản thi hành pháp luật khác.

Trong các văn bản luật pháp hiện hành, quyền của phụ nữ, trẻ em gái đã được ghi nhận đảm bảo sự phù hợp với Công ước CEDAW, cũng như truyền thống pháp lý tốt đẹp của dân tộc nhằm hướng tới đạt mục tiêu và các chỉ tiêu bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ về bình đẳng giới đã được cam kết thực hiện. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự thống nhất hành động trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, nhất là sự tích cực của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam các cấp và Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam nên việc thực hiện bình đẳng giới được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực. Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm tăng cường vị thế của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị, kinh tế để thực hiện “nam nữ bình quyền”.

Trong lĩnh vực chính trị: nhiều cán bộ nữ được giao những cương vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể, cũng như các cương vị lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị các cấp. Cán bộ nữ tham gia cấp ủy các cấp tăng cả về số lượng và chất lượng; tỷ lệ nữ tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chiếm tỷ lệ 9,5%, tỷ lệ cán bộ nữ giữ vị trí cao trong khối Đảng: 19 nữ Ủy viên Trung ương Đảng (18 ủy viên chính thức, 1 ủy viên dự khuyết), 1 nữ Ủy viên Bộ Chính trị và 2 nữ Ban Bí thư Trung ương Đảng; 7 nữ Bí thư Tỉnh ủy; có 61/63 tỉnh, thành phố có cán bộ nữ trong Ban Thường vụ; tỷ lệ nữ giữ cương vị Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cấp tỉnh toàn quốc đạt 16%; có 35 tỉnh có tỷ lệ nữ cấp ủy viên từ 15% trở lên; cao nhất là tỉnh Tuyên Quang với tỷ lệ nữ cấp ủy viên là 29,2%.
 

Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV đã có 151/499 đại biểu là nữ, chiếm tỷ lệ 30,26%. Đây là lần đầu tiên tỷ lệ đại biểu nữ tham gia Quốc hội vượt quá 30%, là minh chứng cho sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của các đại biểu nữ tham gia ngày càng nhiều vào lĩnh vực chính trị. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XV đã bầu và phê chuẩn các nhân sự lãnh đạo bộ máy nhà nước, gồm khối Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong đó có 6 lãnh đạo nữ. Cán bộ nữ tham gia trong hệ thống chính trị các cấp đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức không ngừng học tập, phấn đấu nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới.

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của cấp ủy đảng các cấp, công tác bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến tích cực như: Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức nữ trong hệ thống chính trị các cấp, nhất là cán bộ nữ dân tộc thiểu số ở cấp tỉnh, cấp huyện ngày càng tăng, cụ thể như: tỉnh Điện Biên tỷ lệ cán bộ, công chức trong khu vực công chiếm 36%, trong đó cán bộ, công chức nữ dân tộc thiểu số chiếm 18,7%. Tương tự, tỉnh Lào Cai, tỷ lệ là 62,2% và 15%; Tỉnh Kon Tum tỷ lệ này là 56,84% và 12,5%... đã minh chứng cho tinh thần vươn lên vượt qua nhiều rào cản của phụ nữ dân tộc thiểu số, vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng đã được nâng cao3.

Trong lĩnh vực kinh tế: Phụ nữ Việt Nam ngày càng khẳng định bản lĩnh và vị thế của giới mình. Số doanh nghiệp do nữ giới lãnh đạo, điều hành, quản lý thành công ngày càng tăng một cách ấn tượng, thể hiện sự phấn đấu, trưởng thành của phụ nữ, đồng thời khẳng định bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế. Các tập đoàn lớn, doanh nghiệp lớn do phụ nữ đứng đầu không chỉ khẳng định vị thế trong nước mà còn vươn ra toàn cầu góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam.

Hầu hết các doanh nghiệp này đều duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, giải quyết được bài toán tạo công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập, mức sống cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, đồng thời, tham gia tích cực vào các hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội. Việt Nam rất tự hào khi đã có nhiều nữ doanh nhân lọt vào danh sách top 50 doanh nhân quyền lực châu Á, nữ doanh nhân ASEAN tiêu biểu, 50 nhà lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc đang thay đổi các ngành công nghiệp và khu vực, 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam, Giải thưởng Nữ doanh nhân quyền lực… Hàng trăm nữ doanh nhân được trao tặng Cúp Bông hồng vàng - danh hiệu nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu. Những nỗ lực không ngừng của đội ngũ nữ doanh nhân Việt Nam đã góp phần đưa nước ta xếp hạng thứ 6 trong số các quốc gia có tỷ lệ nữ doanh nhân cao nhất, đặc biệt, Việt Nam là đại diện duy nhất của các quốc gia châu Á có mặt trong top 10 quốc gia có tỷ lệ doanh nghiệp do nữ giới lãnh đạo.

Những thành tựu đạt được nêu trên trở thành tiền đề, động lực mạnh mẽ để Việt Nam tiếp tục thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới bền vững đến năm 2030. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các chính sách bình đẳng giới của Đảng, Nhà nước về tạo điều kiện nâng cao số lượng và chất lượng phụ nữ tham gia hoạt động chính trị nói chung, Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp nói riêng và việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu của chiến lược quốc gia về bình đẳng giới vẫn còn những tồn tại, hạn chế do trong xã hội định kiến giới vẫn tồn tại, phụ nữ còn gắn với thiên chức làm mẹ, chăm sóc con cái, gia đình và có thời gian gián đoạn công tác ảnh hưởng tới việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Vì vậy, phụ nữ nói chung, phụ nữ dân tộc thiểu số ít có cơ hội để học tập nâng cao trình độ, nghỉ ngơi giải trí hay tham gia các hoạt động xã hội. Quan niệm “nam trưởng, nữ phó” vẫn còn tồn tại trong nhiều tổ chức là rào cản đối với phụ nữ trong bồi dưỡng, quy hoạch và bổ nhiệm, đặc biệt là trong bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo chủ chốt, đứng đầu. Công tác nhân sự đại biểu nữ để bầu cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thường phải gánh "cơ cấu kép" đại diện theo các tiêu chí về dân tộc thiểu số, người trẻ tuổi, người ngoài đảng, tự ứng cử… nên ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng trúng cử của nữ đại biểu dân cử.

Việc quy định khác biệt giữa nam và nữ về độ tuổi nghỉ hưu, tuổi đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch đã hạn chế sự tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhận thức, trách nhiệm của một số cấp ủy, chính quyền, nhất là của người đứng đầu còn chưa đầy đủ; còn thiếu văn bản chỉ đạo và biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên; vai trò tham mưu của Hội Liên hiệp Phụ nữ một số nơi còn hạn chế; Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ ở một số bộ, ngành, địa phương hoạt động chưa hiệu quả.

Để tăng cường vị thế của phụ nữ Việt Nam trong thực hiện bình đẳng giới, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu: “Tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước”.

Trong lĩnh vực chính trị, đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75% các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ. Trong lĩnh vực kinh tế, lao động, tăng tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương lên đạt 50% vào năm 2025 và khoảng 60% vào năm 2030; giảm tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động nữ có việc làm xuống dưới 30% vào năm 2025 và dưới 25% vào năm 2030; tỷ lệ nữ giám đốc, chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt ít nhất 27% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030. Trong đời sống gia đình, giảm số giờ trung bình làm công việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình không được trả công của phụ nữ còn 1,7 lần vào năm 2025 và 1,4 lần vào năm 2030 so với nam giới... Để thực hiện được các mục tiêu của Chương trình đề ra, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ và Ủy ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam cần chủ động phối hợp với hệ thống chính trị các cấp có những giải pháp cụ thể.

Một là, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới một cách rộng rãi, thường xuyên, liên tục. Chú trọng công tác phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình xây dựng chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề để thực thi bình đẳng giới. Xây dựng mạng lưới, câu lạc bộ dành cho nữ lãnh đạo, quản lý để các chị em có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.

Hai là, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý cấp Trung ương và cấp địa phương; xây dựng kế hoạch, quy hoạch bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý hệ thống chính trị ở Trung ương và địa phương trên cơ sở tạo nguồn và quy hoạch đội ngũ cán bộ nữ, nhất là cán bộ nữ trẻ, có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, có triển vọng phát triển để đào tạo nhằm tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia hệ thống chính trị các cấp.

Ba là, tăng cường cơ chế phối hợp với Ban Tổ chức, Bộ Nội vụ và cấp ủy, chính quyền các địa phương nhằm thống nhất và thực hiện hiệu quả công tác cán bộ nữ theo các mục tiêu đề ra của Chương trình quốc gia về bình đẳng giới. Tham gia xây dựng, góp ý, phản biện, giám sát các chế độ, chính sách có liên quan về công tác cán bộ nữ trong tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, biệt phái; kỷ luật, khen thưởng, thôi việc, nghỉ hưu và các chế độ, chính sách khác như chính sách tiền lương, đãi ngộ, thu hút; bảo đảm bình đẳng giới trong quy trình hiệp thương, tạo cơ hội ứng cử cho đại biểu nữ ứng cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

Chú thích:

1.   Chỉ thị số 21/CT-TW ngày 20/1/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới.

2.   Điều 26 Hiến pháp năm 2013.

3.   Báo cáo kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số của Ủy ban Dân tộc.

Tác giả bài viết: Hà Thị Khiết Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương, Phó Chủ tịch không chuyên trách UBTƯ MTTQ Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

lich
vanban
dieuhanh
caicach
VAN KIEN DAI HÔI 22
TAI LIEU BAN TTND 2
DIEU LE KHOA IX CHA
luatmattran
hu
2016 11 19 104342
namtramy
qoffice
VĂN BẢN MỚI

43

Nghị quyết số 43-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của BCH Trung ương Đảng về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc

Thời gian đăng: 02/12/2023

lượt xem: 920 | lượt tải:246

Nghị quyết số 45-NQ/TW

Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của BCH Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và pháy huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu câu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới

Thời gian đăng: 02/12/2023

lượt xem: 933 | lượt tải:201

26-CT/TW

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Thời gian đăng: 02/12/2023

lượt xem: 511 | lượt tải:163

76/KH-MTTQ-BTT

Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế huyện Nam Trà My 2023

Thời gian đăng: 21/02/2023

lượt xem: 876 | lượt tải:299

75/MTTQ-BTT

Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đối ngoại Nhân dân và người Việt Nam ở nước ngoài

Thời gian đăng: 21/02/2023

lượt xem: 909 | lượt tải:270

21/HD-MTTQ-BTT

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN NĂM 2023

Thời gian đăng: 16/02/2023

lượt xem: 894 | lượt tải:354

10/CTr-MTTQ-BTT

CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP VÀ THỐNG NHẤT HÀNH ĐỘNG CỦA ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN NAM TRÀ MY NĂM 2023

Thời gian đăng: 13/02/2023

lượt xem: 905 | lượt tải:303

HD/21-MTTQ-BTT

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC MẶT TRẬN THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN NĂM 2023

Thời gian đăng: 13/02/2023

lượt xem: 1167 | lượt tải:430

Số 70 - KH/HU ngày 27.07.2022

Kế hoạch tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, xây dựng chương trình triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII của Đảng

Thời gian đăng: 04/08/2022

lượt xem: 2000 | lượt tải:806

Số: 1486/MTTQ - BTT ngày 22.07.2022

Về việc đề nghị phối hợp triển khai thực hiện Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2022

Thời gian đăng: 22/07/2022

lượt xem: 1184 | lượt tải:301
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay294
  • Tháng hiện tại1,256
  • Tổng lượt truy cập1,045,835
PHÓNG SỰ - VIDEO
GIẤY MỜI

Số: 16 - CV/BTGHU ngày 14.03.2022

Mời dự hội nghị Báo cáo viên Tỉnh ủy trực tuyến tháng 3 năm 2022

Thời gian đăng: 14/03/2022

lượt xem: 1686 | lượt tải:337

Số: 34/ GM - UBND ngày 18.02.2022

Dự Gặp mặt báo chí đầu xuân Nhâm Dần 2022

Thời gian đăng: 01/03/2022

lượt xem: 1735 | lượt tải:364
doanket1
thanhcong
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây