Mặt trận phát huy vai trò nòng cốt trong giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng chính quyền

Chủ nhật - 10/12/2023 03:13 324 0
Giám sát và phản biện xã hội là vai trò hết sức quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Qua đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tốt hơn chức năng đại diện, “làm nòng cốt để Nhân dân làm chủ”. Nhờ sự thể chế hóa và luật hóa về vai trò này ngày càng cụ thể, trong những năm qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đã đạt những kết quả quan trọng. Việc phát huy hơn nữa vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc các cấp, thực hiện chức năng tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đang là vấn đề cấp bách được đặt ra hiện nay.
Ủy ban Mặt trận huyện giám sát việc thực hiện Nghị quyết 23/2021/NQ-HĐND ngày 27/2/2021 của HĐND tỉnh Quảng Nam tại xã Trà Cang
Ủy ban Mặt trận huyện giám sát việc thực hiện Nghị quyết 23/2021/NQ-HĐND ngày 27/2/2021 của HĐND tỉnh Quảng Nam tại xã Trà Cang
         Trong khoản 1, Điều 9 Hiến pháp 2013 chỉ rõ: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền Nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại Nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
          Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Chính trị (khóa XI) đã ban hành Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013, Ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng về phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
Năm 2023, trong hoạt động giám sát, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện chủ trì, tổ chức 3 cuộc giám sát chuyên đề gồm: giám sát cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ đối với tập thể BTV Đảng ủy, Thường trực UBND xã, đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Trà Vinh và cán bộ đảng viên thuộc diện Ban Thường vụ Đảng ủy xã quản lý; Giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 23/2021/NQ-HĐND ngày 22/7/2021 của HĐND tỉnh Quảng Nam quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ sắp xếp, ổn định dân cư miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025 tại xã Trà Cang; giám sát việc thực hiện Chương trình hành động của đại biểu HĐND huyện nhiệm kỳ 2021-2026. Bên cạnh đó, phối hợp với Viện kiểm sát Nhân dân huyện trực tiếp kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành ánh phạt tù tại Nhà giữ Công an huyện và kiểm tra việc thi hành án hình sự tại Ủy ban Nhân dân xã Trà Cang và xã Trà Tập. Phối hợp với Ban Dân vận Huyện ủy giám sát việc thực hiện Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị đối với Đảng ủy xã Trà Vinh và đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Trà Vinh. Tham gia 06 cuộc giám sát phối hợp với các Hội, đoàn thể và HĐND huyện. Sau mỗi đợt giám sát, Ủy ban MTTQ Việt Nam đã có văn bản kiến nghị đến các cơ quan liên quan phản ánh những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện, góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống, bảo vệ  quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. Tham mưu BTV Huyện ủy báo cáo kết quả lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện Quyết định số 2107-QĐ/TU ngày 30/12/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam; Tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị, quy định số 124-QĐ/TW ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư; Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội; Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật hòa giải ở cơ sở.
4 14
Ủy ban Mặt trận huyện Giám sát cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ tại xã Trà Vinh
4 23
Phối hợp tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND huyện với Nhân dân, cán bộ xã Trà Tập
4 26
Hội nghị Công an lắng nghe ý kiến Nhân dân tại xã Trà Vinh
4 35
Hoạt động của Ban giám sát đầu tư cộng đồng

Phối hợp tổ chức 03 Hội nghị tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND tỉnh. Phối hợp với các tổ đại biểu HĐND huyện và Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã tổ chức 20 đợt tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 7, 8 HĐND huyện khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026 thu hút gần 1.500 cử tri tham dự, tiếp nhận hơn 180 lượt ý kiến, kiến nghị tại các điểm tiếp xúc cử tri. Tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trình tại kỳ họp HĐND huyện theo định kỳ.
Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, cấp xã đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền cùng cấp tổ chức 11 hội nghị “đối thoại trực tiếp” giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân. Đồng thời, chủ trì tổ chức 02 Hội nghị Công an lắng nghe ý kiến Nhân dân tại xã Trà Leng, Trà Vinh. Ủy ban Mặt trận xã phối hợp tổ chức 12 “diễn đàn Nhân dân” góp ý lực lượng công an Nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức cấp xã…, góp phần tích cực trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và chính quyền cơ sở vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Chủ trì tổ chức  hội nghị góp ý Luật đất đai sửa đổi, Điều lệ Ủy ban MTTQ Việt Nam khóa IX , nhiệm kỳ 2019-2024.
Trong khi đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã chủ trì tổ chức 06 cuộc giám sát chuyên đề theo quyết định 217QĐ/TW của Bộ Chính trị và giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tại cơ sở, các Ban Thanh tra Nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng giám sát 12 vụ việc, công trình; đã phát hiện và kiến nghị xử lý 05 vấn đề hạn chế, vướng mắc, vi phạm…
Nhìn chung, năm 2023, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong huyện tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt chính trị trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp Nhân dân; đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động do MTTQ Việt Nam phát động; chủ động triển khai thực hiện và hoàn thành nội dung, chương trình công tác đề ra.
4 18
Phối hợp giám sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù
4 20
Phối hợp giám sát kết quả thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động Tư pháp tại Viện kiểm sát

          Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, xã cùng còn những hạn chế nhất định: việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có mặt chưa theo kịp yêu cầu của tình hình mới, chưa thật sâu sát các tầng lớp Nhân dân và cơ sở; chất lượng, hiệu quả giám sát, phản biện xã hội chưa đều… Hoạt động giám sát ở cơ sở chất lượng, hiệu quả chưa cao, chủ yếu phối hợp thực hiện theo chương trình giám sát của Hội đồng Nhân dân cùng cấp, chưa tổ chức được nhiều chương trình giám sát độc lập. Chưa có cơ chế thích hợp phát huy tốt vai trò giám sát thường xuyên của Nhân dân tại cộng đồng. Việc lựa chọn nội dung, hình thức giám sát, phản biện còn lúng túng. Việc theo dõi, đôn đốc xử lý các kiến nghị sau giám sát còn chưa kịp thời, thiếu quyết liệt.
          Trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới, vai trò, trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc Việt Nam ngày càng cao. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Đổi mới tổ chức, bộ máy, nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội theo phương châm hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư, thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân, làm cầu nối quan trọng giữa Đảng và Nhân dân. Củng cố, tăng cường lòng tin, sự gắn bó của Nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa”. Vì vậy, trong thời gian tới Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, xã cần tập trung một số giải pháp:
           Thứ nhất, phát huy dân chủ, nâng cao nhận thức đối với hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.Cụ thể hóa, thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt, có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng bổ sung thêm hai cụm từ “dân giám sát, dân thụ hưởng” là sự bổ sung, hoàn thiện nhằm hiện thực hóa quyền làm chủ của Nhân dân một cách triệt để, tất cả của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
          Cần nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng và chính quyền về thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Các cấp ủy Đảng và chính quyền cần xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để Nhân dân làm chủ”. Các cấp ủy Đảng và chính quyền cần có sự chỉ đạo, phối hợp, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội.
          Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cần phải tăng cường quán triệt, nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội và phải xem đây là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng của Mặt trận. Tăng cường công tác tuyên truyền, làm cho Nhân dân thấy được vị trí, vai trò của Mặt trận, để từ đó Nhân dân quan tâm, tích cực tham gia vào hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Xem giám sát và phản biện xã hội là quyền của dân, là trách nhiệm của Mặt trận với dân, với Đảng và chính quyền.
          Thứ hai, tiếp tục cụ thể hóa đối với hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
          Cụ thể hóa nhiệm vụ, kế hoạch giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị và quy định trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Tổ chức triển khai hoạt động giám sát và phản biện xã hội theo Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15/6/2017 giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về các hình thức giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, quy trình cụ thể. Xác định rõ quyền, trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc các cấp. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội huyện tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong vận động Nhân dân thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; phối hợp tốt hơn nữa với UBND cùng cấp trong việc nắm bắt, chuyển kiến nghị của cử tri và Nhân dân đến đúng tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; kịp thời phản ánh với UBND cùng cấp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn nguyện vọng của Nhân dân và cử tri theo tinh thần công văn số 8343/UBND-KGVX ngày 01/12/2023 của UBND tỉnh Quảng Nam. Thường xuyên tổng kết thực tiễn đối với hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc các cấp.
          Thứ ba, đổi mới tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận Tổ quốc các cấp.
          Mặt trận Tổ quốc là một bộ phận của hệ thống chính trị, việc đổi mới tổ chức và hoạt động Mặt trận không thể tách rời khỏi sự đổi mới của hệ thống chính trị và quá trình đổi mới của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Văn kiện Đại hội III của Đảng đề ra yêu cầu "đổi mới tổ chức bộ máy", nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đủ mạnh, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ ở cơ sở, địa bàn dân cư. Trong đó, chú trọng đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận các cấp đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội. Đổi mới tổ chức bộ máy của Mặt trận theo hướng tinh gọn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, khắc phục tình trạng quan liêu, trùng lặp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Coi trọng việc kết hợp, phát huy có hiệu quả đội ngũ cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách và cộng tác viên. Mặt trận cần phải chăm lo củng cố hệ thống tổ chức các cấp theo hướng thống nhất, ổn định đảm bảo về số lượng và chất lượng, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ phải được trẻ hóa, có trình độ năng lực công tác, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, biết cách vận động, thuyết phục các tầng lớp Nhân dân, dám đấu tranh với cái xấu, bảo vệ cái tốt, cái đúng. Công tác cán bộ của Mặt trận phải có kế hoạch, chương trình thực hiện công tác cán bộ từ quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng sao cho đúng năng lực, sở trường, phẩm chất, đạo đức, thực sự là người cán bộ “có tâm, có tầm, có tài”, yên tâm phục vụ công tác Mặt trận.
          Thứ tư, đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội.
 Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của Mặt trận, bảo đảm đúng chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Quy trình giám sát phải đảm bảo ngay từ đầu năm. Kế hoạch giám sát, phản biện xã hội hằng năm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xác định mục đích, yêu cầu, đối tượng, nội dung, hình thức, thời gian, chủ thể tiến hành giám sát, phản biện xã hội; xác định rõ nội dung do Mặt trận chủ trì, nội dung do tổ chức chính trị - xã hội chủ trì. Khi cần thiết, nội dung kế hoạch giám sát, phản biện xã hội được điều chỉnh hoặc bổ sung với sự thống nhất của các bên tùy theo điều kiện thực tế và thời gian tổ chức thực hiện. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì hiệp thương thống nhất với các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp lựa chọn những vấn đề mà Nhân dân quan tâm, bức xúc để xây dựng kế hoạch giám sát, phản biện xã hội của năm sau. Tập trung giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức cùng cấp; những chuyên đề, vụ việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân có phạm vi ảnh hưởng trong phạm vi địa phương mình. Nội dung đổi mới hoạt động của Mặt trận phải đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, trong mối quan hệ hữu cơ, biện chứng với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị. Việc thực hiện đổi mới phải thường xuyên, đồng bộ, bên cạnh sự chủ động, cố gắng nội lực của Mặt trận thì phải có sự tham gia phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành. Nâng cao toàn diện về chất lượng hoạt động của Mặt trận theo hướng hiệu quả, thiết thực, khắc phục triệt để tình trạng phô trương, hình thức, hành chính hoá, xa dân. Đa dạng hoá các hình thức tập hợp, vận động, thu hút các tầng lớp Nhân dân tham gia vào việc thực hiện giám sát, phản biện xã hội thông qua tổ chức Mặt trận. Mặt trận phải không ngừng nâng cao tính chủ động, sáng tạo đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo phương châm: bám cơ sở, giải quyết nhanh chóng những vấn đề đặt ra từ cơ sở.
          Thứ năm, tăng cường điều kiện đảm bảo hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc các cấp.
          Để đảm bảo cho hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc huyện, xã có chất lượng thì cần phải tăng cường điều kiện và cơ hội tiếp cận thông tin của Mặt trận và Nhân dân. Vì vậy, các cấp uỷ Đảng, chính quyền cần tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận và người dân có cơ hội tiếp cận với thông tin. Cần phải công khai, minh bạch hoá, cung cấp, trách nhiệm giải trình các thông tin liên quan đến nội dung, chương trình, đối tượng, phạm vi giám sát, phản biện của Mặt trận và người dân, góp phần thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh. Tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất và phương tiện cho hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận. Vận dụng kinh phí áp dụng cho Ban giám sát đầu tư cộng đồng theo Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ (tối thiểu 10 triệu đồng/năm cho một xã) và Thông tư 63/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân (mức tối thiểu 5 triệu đồng/ban/năm).



 

Nguồn tin: VĂN PHÒNG ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

lich
vanban
dieuhanh
caicach
VAN KIEN DAI HÔI 22
TAI LIEU BAN TTND 2
DIEU LE KHOA IX CHA
luatmattran
hu
2016 11 19 104342
namtramy
qoffice
VĂN BẢN MỚI

43

Nghị quyết số 43-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của BCH Trung ương Đảng về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc

Thời gian đăng: 02/12/2023

lượt xem: 897 | lượt tải:243

Nghị quyết số 45-NQ/TW

Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của BCH Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và pháy huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu câu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới

Thời gian đăng: 02/12/2023

lượt xem: 909 | lượt tải:200

26-CT/TW

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Thời gian đăng: 02/12/2023

lượt xem: 491 | lượt tải:162

76/KH-MTTQ-BTT

Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế huyện Nam Trà My 2023

Thời gian đăng: 21/02/2023

lượt xem: 847 | lượt tải:296

75/MTTQ-BTT

Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đối ngoại Nhân dân và người Việt Nam ở nước ngoài

Thời gian đăng: 21/02/2023

lượt xem: 885 | lượt tải:267

21/HD-MTTQ-BTT

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN NĂM 2023

Thời gian đăng: 16/02/2023

lượt xem: 887 | lượt tải:353

10/CTr-MTTQ-BTT

CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP VÀ THỐNG NHẤT HÀNH ĐỘNG CỦA ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN NAM TRÀ MY NĂM 2023

Thời gian đăng: 13/02/2023

lượt xem: 900 | lượt tải:303

HD/21-MTTQ-BTT

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC MẶT TRẬN THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN NĂM 2023

Thời gian đăng: 13/02/2023

lượt xem: 1155 | lượt tải:430

Số 70 - KH/HU ngày 27.07.2022

Kế hoạch tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, xây dựng chương trình triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII của Đảng

Thời gian đăng: 04/08/2022

lượt xem: 1990 | lượt tải:804

Số: 1486/MTTQ - BTT ngày 22.07.2022

Về việc đề nghị phối hợp triển khai thực hiện Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2022

Thời gian đăng: 22/07/2022

lượt xem: 1178 | lượt tải:301
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay838
  • Tháng hiện tại16,001
  • Tổng lượt truy cập1,037,692
PHÓNG SỰ - VIDEO
GIẤY MỜI

Số: 16 - CV/BTGHU ngày 14.03.2022

Mời dự hội nghị Báo cáo viên Tỉnh ủy trực tuyến tháng 3 năm 2022

Thời gian đăng: 14/03/2022

lượt xem: 1674 | lượt tải:334

Số: 34/ GM - UBND ngày 18.02.2022

Dự Gặp mặt báo chí đầu xuân Nhâm Dần 2022

Thời gian đăng: 01/03/2022

lượt xem: 1729 | lượt tải:362
doanket1
thanhcong
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây