Tại tọa đàm, BTT Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện quán triệt Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2022 của Ban Bí thư và Chương trình số 08-CT/TU ngày 18/8/2021 của Tỉnh ủy Quảng Nam về triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới. Phòng Kinh tế hạ tầng báo cáo kết quả đạt được trong năm 2021, 2022 về công tác xúc tiến thương mại thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất chế biến hàng nông sản địa phương; phát triển thị trường trên địa bàn huyện, vận động người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tham gia chương trình OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn huyện. Thông tin về chỉ dẫn địa lý Sâm Ngọc Linh và cây Quế Trà My; các nhãn hiệu tập thể trên địa bàn huyện Nam Trà My. Trưng bày 21 sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn huyện.
Đại biểu tham dự Hội nghị trình bày 04 báo cáo tham luận và 11 ý kiến thảo luận, phân tích, làm rõ những nhận định, đánh giá về kết quả đạt được, những hạn chế bất cập trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện Cuộc vận động. Đặc biệt là các ý kiến phản ánh tình hình thực tiễn sản xuất, quáng bá, tiêu thụ sảm phẩm OCOP của đại diện các cơ sở sản xuất OCOP trên địa bàn huyện. Các đại biểu nhận định trong những năm qua, cuộc vận động luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ giữa MTTQVN, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan, ban, ngành nên phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân thực hiện Cuộc vận động. Sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện được nhiều chủ thể đăng ký, đa dạng về mặt hàng sản phẩm, khai thác lợi thế về cây dược liệu và các mặt hàng nông sản đặc trưng của huyện Nam Trà My. Phiên chợ Sâm & hàng nông sản và Lễ hội Sâm diễn ra theo định kỳ tạo thị trường cho sản phẩm OCOP được quảng bá và tiêu thụ rộng rãi.
Bên cạnh đó cũng còn những khó khăn hạn chế do tác động của dịch bệnh Covid-19 kéo dài ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, gây nhiều khó khăn trong việc đầu tư và tái đầu tư phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Các hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng chủ yếu thực hiện online, không triển khai thực hiện trực tiếp; sức mua của người tiêu dùng giảm nhiều so với những năm trước dịch nên việc triển khai thực hiện Cuộc vận động có phần bị hạn chế; hoạt động sản xuất sản phẩm OCOP bị hạn chế. Công tác quản lý Nhà nước về thương mại, nhất là kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tại một số địa phương chưa đảm bảo tính nghiêm minh, mức xử phạt còn quá thấp, chưa tạo được sự chuyển biến về nhận thức trong cơ sở sản xuất kinh doanh.
Ông Nguyễn Tấn Hùng – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện – Phó ban chỉ đạo cuộc vận động đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam xã phát huy vai trò, trách nhiệm của từng thành viên Ban chỉ đạo trong thực hiện Cuộc vận động. Kịp thời củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo, bổ sung ban hành quy chế hoạt động và thông báo phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Tăng cường công tác kiểm tra chuyên đề thực hiện Cuộc vận động. Phối hợp với các ngành liên quan kiểm soát lưu thông hàng hóa; thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn huyện kịp thời xử lý chấn chỉnh vác hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, nhất là việc thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành về An toàn thực phẩm; cần có chế tài xử lý nghiêm minh; tăng mức xử phạt đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh không đảm bảo quy định, đảm bảo tính răn đe. Đề nghị UBND huyện cần tham mưu HĐND huyện ban hành các cơ chế, chính sách thiết thực, hiệu quả hỗ trợ giúp đỡ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất OCOP quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường hàng dược liệu, nông sản và OCOP trên địa bàn huyện đến các vùng miền, địa phương khác. Các doanh nghiệp, các tiểu thương, chủ thể sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện không ngừng quảng bá sản phẩm Sâm Ngọc Linh, dược liệu và hàng nông sản địa phương trên các kênh thông tin nhằm tiếp cận người tiêu dùng. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nói không với mua bán Sâm giả, sản phẩm kém chất lượng. Các hộ tiểu thương ưu tiên trưng bày sản phẩm mang thương hiệu Việt. Các cơ quan, đơn vị, cán bộ công chức nâng cao vai trò gương mẫu trong việc ưu tiên mua sắm hàng Việt cho cơ quan, đơn vị và cá nhân, gia đình.