Tập hợp, đoàn kết và phát huy sức mạnh của các giai tầng xã hội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thứ ba - 05/12/2023 01:23 62 0
(Mặt trận) - Qua hơn 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Kinh tế - xã hội có bước phát triển toàn diện, vượt bậc, đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân được nâng cao. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố, tăng cường; sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy trên mọi lĩnh vực. Tuy vậy, việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thời gian qua còn một số hạn chế, nhiều nguồn lực trong Nhân dân chưa được phát huy hiệu quả. Bài viết đề ra một số giải pháp trong thời gian tới, để tiếp tục xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đại biểu tham dự buổi gặp mặt 64 đại biểu đại diện cho đội ngũ cán bộ Mặt trận cơ sở tiêu biểu trong cả nước, tháng 11/2022. Ảnh: Quang Vinh
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đại biểu tham dự buổi gặp mặt 64 đại biểu đại diện cho đội ngũ cán bộ Mặt trận cơ sở tiêu biểu trong cả nước, tháng 11/2022. Ảnh: Quang Vinh

Quan điểm của Đảng về việc tập hợp, đoàn kết và phát huy sức mạnh của các giai tầng xã hội

Với quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi trọng việc xây dựng các tổ chức quần chúng nhân dân và tập hợp các tổ chức này trong Mặt trận Dân tộc thống nhất cùng đứng lên giành độc lập dân tộc trong cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, tiếp đó hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, giải phóng và thống nhất đất nước vào mùa Xuân năm 1975.

Trong sự nghiệp Đổi mới hiện nay, nhận thức rõ vai trò và sức mạnh của các tầng lớp nhân dân, tại Đại hội Đảng lần thứ VII (6/1991), trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng xác định “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân”1.

Với tinh thần đó, ngày 17/11/1993, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã ban hành Nghị quyết 07-NQ/TW “Về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận Dân tộc thống nhất”. Nghị quyết chỉ rõ: “Đại đoàn kết dân tộc là đoàn kết mọi người trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, bao gồm các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, người trong nước và người định cư ở nước ngoài”2 vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Bước sang thế kỷ thứ XXI, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) đã nêu cụ thể hơn nữa về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân: “Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài”3.

Đại hội nhấn mạnh: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội”4.

Tiếp tục triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (2003) đã ra Nghị quyết về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tại Hội nghị này, Đảng ta sử dụng thuật ngữ “Đại đoàn kết toàn dân tộc” thay cho thuật ngữ “đại đoàn kết toàn dân”.

Quan điểm của Đảng là: “Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”5.

Cùng với việc ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 17/11/1993 Về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận Dân tộc thống nhất và Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng luôn quan tâm, ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề về xây dựng và phát huy sức mạnh của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.

Đến Đại hội lần thứ XIII (2021), Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm đối với việc xây dựng, tập hợp và phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân: “Mọi hoạt động của hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải phục vụ lợi ích của nhân dân. Giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”6.

“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ... Đảng và Nhà nước ban hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật tạo nền tảng chính trị, pháp lý, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân. Đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”7.

Việc vận động, tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò, vị trí rất quan trọng.

Thực trạng tập hợp, đoàn kết các giai cấp, tầng lớp xã hội

Để tập hợp, đoàn kết và phát huy sức mạnh của các giai tầng trong xã hội, Đảng chú trọng xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tổ chức đoàn thể đã phát huy vai trò của mình trong việc tập hợp, vận động đoàn viên, hội viên thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, thi đua lao động sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Giai cấp công nhân mà tổ chức đại diện là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc đoàn kết, tập hợp, phát huy vai trò nòng cốt, tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giai cấp công nhân Việt Nam từng bước phát triển về số lượng và chất lượng, là nhân tố quan trọng để đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Đến tháng 9/2022, số lao động đang làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng có khoảng 17 triệu người, chiếm khoảng 15% dân số, 27% lực lượng lao động; hàng năm tạo ra trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% giá trị thu ngân sách nhà nước8.
 

Trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giai cấp công nhân đã đóng góp trực tiếp và to lớn vào quá trình phát triển đất nước, cùng với các giai cấp, tầng lớp và thành phần xã hội khác, giai cấp công nhân nước ta là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước. Giai cấp công nhân tiếp tục khẳng định và phát huy vai trò tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; lực lượng nòng cốt trong liên minh với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Giai cấp nông dân Việt Nam hiện nay có khoảng 63 triệu người, chiếm 65,5% dân số. Hội Nông dân Việt Nam đã vận động nông dân trong cả nước đoàn kết, phát huy dân chủ trong việc xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền địa phương, tham gia giám sát và phản biện xã hội, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước do Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc phát động.

Các cá nhân tiêu biểu là nông dân thông qua Hội Nông dân Việt Nam các cấp đã chủ động, sáng tạo trong thi đua cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng và năng suất lao động, tích cực hưởng ứng và đi đầu trong thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, đặc biệt Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Thành quả của Chương trình xây dựng nông thôn mới có sự đóng góp tích cực và quan trọng của các cá nhân tiêu biểu là nông dân trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã.

Đội ngũ trí thức đến năm 2020 có khoảng 6,28 triệu người có trình độ từ đại học trở lên tham gia thị trường lao động. Nhiều trí thức có trình độ cao, năng động, sáng tạo, hoạt động trong nhiều lĩnh vực quan trọng, lĩnh vực đột phá. Đội ngũ trí thức tham gia công tác lãnh đạo, quản lý không ngừng nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, nâng cao năng lực lãnh đạo và chất lượng lãnh đạo của hệ thống chính trị, quản lý của Nhà nước.

Hiện nay, trong số 48 tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiều tổ chức của giới trí thức, đó là: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học và Nghệ thuật Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam, Hiệp hội các Trường đại học và cao đẳng Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng hội Y học Việt Nam… Về các cá nhân, trong số 255 cá nhân tiêu biểu tham gia Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có 73 vị là nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ, chuyên gia trên các lĩnh vực.

Thanh niên Việt Nam (trong độ tuổi từ 16 đến 30), tính đến năm 2022 có khoảng 20,7 triệu người, chiếm 20,9% dân số cả nước. Các tổ chức của thanh niên do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh làm nòng cốt chính trị tiếp tục có bước phát triển mới, mở rộng tầm ảnh hưởng, triển khai hiệu quả nhiều phong trào, cuộc vận động, qua đó thu hút, tập hợp rộng rãi thanh niên tham gia.

Hiện nay, cả nước có 5.689.333 đoàn viên, chiếm khoảng 25,57% so với số lượng thanh niên của cả nước; trên 9,9 triệu hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; 1.367.544 hội viên Hội Sinh viên Việt Nam; gần 10.000 hội viên Hội, Câu lạc bộ (CLB) doanh nhân trẻ; 86.200 hội viên Hội, CLB Thầy thuốc trẻ; 6.649 hội viên Hội, CLB Trí thức và Khoa học công nghệ trẻ cấp tỉnh; 73.722 hội viên thuộc các loại hình hội, câu lạc bộ khác trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cấp tỉnh9.

Phụ nữ Việt Nam mà tổ chức đại diện là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc tập hợp, đoàn kết cán bộ, hội viên, phụ nữ phát huy tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, phụ nữ góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đến nay, Hội đã có hơn 19,2 triệu hội viên, tỷ lệ phụ nữ tham gia tổ chức Hội đạt 75, 42%. Phương châm hoạt động của Hội là “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội”. Hội luôn luôn chủ động, sáng tạo, đổi mới trong việc thực hiện các chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, trọng tâm là các chính sách liên quan đến bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Số lượng cán bộ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo, quản lý ở các cấp. Hội là cơ quan đề xuất và chủ trì soạn thảo Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp lần thứ 10 (khóa XI, năm 2006); tham gia tích cực vào công tác giám sát và phản biện xã hội như đối với dự thảo Luật Hôn nhân - Gia đình, dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Đội ngũ cựu chiến binh mà đại diện là Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền và chế độ xã hội chủ nghĩa; có nhiều nghĩa cử, việc làm cao đẹp giúp nhau cải thiện đời sống, xoá đói giảm nghèo, tham gia giáo dục lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ; tích cực tham gia thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; tham gia đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội; tham gia xây dựng và củng cố cơ sở chính trị, xây dựng Đảng, chính quyền ở cơ sở trong sạch, vững mạnh; tăng cường mở rộng dân chủ, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận trong tổ chức Hội và Nhân dân; giải quyết có hiệu quả các vấn đề nảy sinh ở cơ sở; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Đội ngũ doanh nhân Việt Nam được hình thành trong công cuộc đổi mới đất nước đã được tạo điều kiện để phát huy tiềm năng và vai trò tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội. Trên lĩnh vực chính trị và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, các tổ chức doanh nghiệp tham gia Mặt trận gồm: Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội Mỹ nghệ - Kim hoàn - Đá quý Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam, Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt - Đức, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam.

Đội ngũ doanh nhân đã phát huy tinh thần dân tộc, ý thức trách nhiệm với xã hội, luôn gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tăng cường liên kết, xây dựng văn hóa kinh doanh, tham gia tích cực vào các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, chính sách đối với người có công với cách mạng, bảo vệ môi trường,…

Các doanh nhân tiêu biểu là lực lượng đi đầu trong sáng tạo sản xuất, giữ vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế - xã hội, thu hút và giải quyết việc làm cho hàng chục triệu lao động, góp phần tích cực đảm bảo an sinh xã hội, tập hợp người lao động trong khối đại đoàn kết dân tộc, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Lực lượng người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay có khoảng 11,41 triệu người, chiếm gần 12% dân số cả nước, tham gia sinh hoạt ở 171.986 tổ hội, 88.412 chi hội, 10.614 hội cơ sở thuộc 705 tổ chức Hội cấp huyện, 63 tổ chức Hội cấp tỉnh, đạt trên 90% người cao tuổi cả nước tham gia sinh hoạt trong các tổ chức Hội.

Hội Người cao tuổi đã tổ chức, động viên người cao tuổi Việt Nam phát huy bản lĩnh, trí tuệ, truyền thống tốt đẹp, trở thành nguồn lực nội sinh to lớn, là vốn quý của dân tộc, là rường cột của gia đình và xã hội Việt Nam. Hội đã góp phần thực hiện các chương trình kinh tế, văn hóa - xã hội; tăng cường phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng nếp sống gia đình, gia đình văn hóa, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hiện nay, trên cả nước có 665.000 người cao tuổi tham gia công tác Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, thanh tra nhân dân, hòa giải cơ sở; có 300.150 người cao tuổi tham gia các tổ an ninh nhân dân phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự ở cơ sở. Với những khả năng to lớn và phẩm chất cao đẹp, người cao tuổi đã có ảnh hưởng lớn đến việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam10.

Một số đề xuất nhằm tiếp tục tập hợp, đoàn kết và phát huy sức mạnh của các giai tầng xã hội trong tình hình hiện nay

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, hệ thống chính trị và Nhân dân về vị trí, tầm quan trọng của phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn mới; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng và hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân về xây dựng khối đại đoàn kết và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ động phát hiện, kiên quyết đấu tranh phòng, chống các âm mưu, hành động chia rẽ Nhân dân với Đảng và Nhà nước, chia rẽ và phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tiếp tục bổ sung, phát triển, hoàn thiện chủ trương, chính sách phù hợp tình hình thực tiễn giai đoạn mới nhằm tăng cường, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò, sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân, khơi dậy, phát huy mọi nguồn lực, tiềm năng, sức sáng tạo của mỗi người Việt Nam vì “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn làm rõ những nhân tố tác động đến sự phân hóa, biến động của các giai tầng xã hội; làm rõ nội hàm về đại đoàn kết toàn dân tộc, về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và nội dung cốt lõi của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong tình hình mới; xây dựng và triển khai chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh; giữ vững vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện mạnh mẽ, liên tục công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" làm cho Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân.

Tiếp tục cụ thể hóa, thể chế hóa, hoàn thiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” gắn với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; nâng cao năng lực dự báo tình hình, tầm nhìn chiến lược trong hoạch định đường lối, chủ trương và ban hành nghị quyết, chính sách, pháp luật nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết và các văn bản của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.

Thứ hai, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước; phát huy mạnh mẽ vai trò của Nhà nước trong xây dựng và thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo.

Tập trung phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; tổ chức thực hiện tốt các chương trình an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao, nhất là đối với khu vực miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, quan tâm các đối tượng yếu thế trong xã hội, “không để ai bị bỏ lại phía sau”; khuyến khích làm giàu chính đáng, bảo đảm sự công bằng, bình đẳng của mỗi người dân trong tiếp cận các cơ hội phát triển, đóng góp cho sự phát triển đất nước và thụ hưởng thành quả của phát triển.

Chính quyền các cấp thực hiện tốt cơ chế phối hợp và bảo đảm các điều kiện để Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các hội quần chúng phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân; tích cực tham gia góp ý xây dựng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết, thi đua thực hiện thắng lợi những chủ trương, nhiệm vụ của Nhà nước; làm tốt vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các đại biểu dân cử đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Hoàn thiện và thực thi nghiêm quy định về đạo đức công vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín thực sự là “công bộc của dân"; mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải thường xuyên rèn luyện và thực hành phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân", “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin"; sâu sát cơ sở, chủ động tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân, chân thành lắng nghe tâm tư, kịp thời giải quyết nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. Phê phán, xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức, viên chức thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu dân.

Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ hóa đời sống xã hội; phát huy nhân tố con người là trung tâm, là chủ thể, là nguồn lực chủ yếu, là mục tiêu của đại đoàn kết toàn dân tộc. Thể chế hóa và thực hiện đúng đắn, hiệu quả cơ chế Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, nhất là dân chủ ở cơ sở.

Tổ chức thực hiện tốt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” trong tất cả các loại hình tổ chức và đơn vị cơ sở thuộc các cấp, các ngành, trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang và các hội quần chúng.

Thứ ba, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động để Mặt trận Tổ quốc thực sự là liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; bảo đảm hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động với các tổ chức thành viên.

Tăng cường vai trò nòng cốt chính trị, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp, vận động, đoàn kết Nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động cách mạng, thực hành dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội. Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tổ chức và phương thức tập hợp, vận động, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư đáp ứng yêu cầu của tình hình mới và nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân.

Tập trung xây dựng, củng cố vững chắc liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong các doanh nghiệp; mở rộng, nâng cao hiệu quả mô hình liên kết "bốn nhà” (nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà nông - nhà khoa học) trong sản xuất và phát triển kinh tế nông nghiệp, phù hợp giai đoạn mới.

Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các hội quần chúng với các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp trong việc tiếp thu ý kiến đóng góp của Nhân dân về chính sách, pháp luật. Phối hợp kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân vận, Mặt trận và đoàn thể; giải quyết kịp thời, hiệu quả kiến nghị, bức xúc của Nhân dân ngay từ cơ sở.

Thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân; tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; tăng cường, mở rộng đối ngoại nhân dân. Xây dựng thế trận lòng dân, phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng thuận của Nhân dân trong và ngoài nước để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đổi mới phong trào thi đua yêu nước theo hướng thiết thực, kịp thời, hiệu quả hướng mạnh về cơ sở để người dân có nhiều cơ hội tham gia, thực sự là chủ thể trong phát triển kinh tế, lao động sản xuất, sáng tạo, làm giàu cho gia đình, xã hội, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Như vậy, trong lịch sử đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc trước đây, Đảng ta đã coi trọng, xây dựng và phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân, đem lại độc lập, hòa bình và thống nhất cho Tổ quốc.

Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nhận thức rõ vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớp nhân dân, Đảng, Nhà nước đã đề ra chủ trương và các chính sách cụ thể, sát thực, lấy mục tiêu xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh làm mẫu số chung, tạo đồng thuận xã hội, “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra.

Chú thích:

1.  Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tập 51, tr. 130.

2.  Nghị quyết số 07/NQ-TW, ngày 17/11/1993, của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII. Xem: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, tập 53, tr. 74.

3.   Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2015, tập 60, tr. 148.

4.  Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 86.

5.  Nghị quyết số 23-NQ/TW, “Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Xem: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tập 62, tr. 29.

6.   Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập I, tr. 165 - 166.

7.  Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, tập I, tr. 173.

8,9,10. Ban Chấp hành Trung ương - Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 23-NQ/TW, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Kỷ yếu Hội thảo Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Hà Nội, tháng 2/2023.

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Nhật - Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Sử học

Nguồn tin: tapchimattran.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

lich
vanban
dieuhanh
caicach
VAN KIEN DAI HÔI 22
TAI LIEU BAN TTND 2
DIEU LE KHOA IX CHA
luatmattran
hu
2016 11 19 104342
namtramy
qoffice
VĂN BẢN MỚI

43

Nghị quyết số 43-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của BCH Trung ương Đảng về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc

Thời gian đăng: 02/12/2023

lượt xem: 658 | lượt tải:220

Nghị quyết số 45-NQ/TW

Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của BCH Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và pháy huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu câu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới

Thời gian đăng: 02/12/2023

lượt xem: 646 | lượt tải:182

26-CT/TW

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Thời gian đăng: 02/12/2023

lượt xem: 447 | lượt tải:147

76/KH-MTTQ-BTT

Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế huyện Nam Trà My 2023

Thời gian đăng: 21/02/2023

lượt xem: 786 | lượt tải:282

75/MTTQ-BTT

Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đối ngoại Nhân dân và người Việt Nam ở nước ngoài

Thời gian đăng: 21/02/2023

lượt xem: 826 | lượt tải:245

21/HD-MTTQ-BTT

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN NĂM 2023

Thời gian đăng: 16/02/2023

lượt xem: 844 | lượt tải:331

10/CTr-MTTQ-BTT

CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP VÀ THỐNG NHẤT HÀNH ĐỘNG CỦA ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN NAM TRÀ MY NĂM 2023

Thời gian đăng: 13/02/2023

lượt xem: 815 | lượt tải:283

HD/21-MTTQ-BTT

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC MẶT TRẬN THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN NĂM 2023

Thời gian đăng: 13/02/2023

lượt xem: 1096 | lượt tải:411

Số 70 - KH/HU ngày 27.07.2022

Kế hoạch tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, xây dựng chương trình triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII của Đảng

Thời gian đăng: 04/08/2022

lượt xem: 1947 | lượt tải:785

Số: 1486/MTTQ - BTT ngày 22.07.2022

Về việc đề nghị phối hợp triển khai thực hiện Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2022

Thời gian đăng: 22/07/2022

lượt xem: 1133 | lượt tải:286
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay1,583
  • Tháng hiện tại6,262
  • Tổng lượt truy cập1,004,007
PHÓNG SỰ - VIDEO
GIẤY MỜI

Số: 16 - CV/BTGHU ngày 14.03.2022

Mời dự hội nghị Báo cáo viên Tỉnh ủy trực tuyến tháng 3 năm 2022

Thời gian đăng: 14/03/2022

lượt xem: 1629 | lượt tải:319

Số: 34/ GM - UBND ngày 18.02.2022

Dự Gặp mặt báo chí đầu xuân Nhâm Dần 2022

Thời gian đăng: 01/03/2022

lượt xem: 1688 | lượt tải:347
doanket1
thanhcong
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây