HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Chủ nhật - 30/07/2023 11:26 93 0
I. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Câu 1: Hành vi chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời:
Tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ.
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Câu 2: Hành vi điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
          Trả lời:
          Tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
          Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định.
          Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau: Thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
          Câu 3: Hành vi dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
          Trả lời:
          Tại điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn.
          Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau: Thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
          Câu 4: Hành vi không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường; chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
          Trả lời:
          Tại điểm p, q khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
          Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường; chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.
          Câu 5: Hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
          Trả lời:
          Tại điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau:
+ Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.
+ Thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Câu 6: Hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
          Trả lời:
          Tại điểm a, b khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
          Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau:
+ Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.
+ Thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Câu 7: Hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
          Trả lời:
           Tại điểm i khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau: Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.
          Câu 8: Hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
          Trả lời:
Tại điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
          Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
          Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau: Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
          Câu 9: Hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
          Trả lời:
           Tại điểm b khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
          Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau: Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 5 tháng đến 7 tháng.
Câu 10: Hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời:
Tại điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
          Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
           Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau: Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
           Câu 11: Hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
           Trả lời:
            Tại điểm b khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
          Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau: Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
II. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
Câu 12: Hành vi không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời:
Tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt.
Câu 13: Hành vi chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù) bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời:
Tại điểm g khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù).
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau: Thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Câu 14: Hành vi không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ và chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời:
Tại điểm i, k Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ và chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 15: Hành vi chở theo 03 người trên xe trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời:
Tại điểm b Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi chở theo 03 người trên xe trở lên.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau:
+ Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.
+ Thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Câu 16: Hành vi bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời:
Tại điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
          Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau: Thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Câu 17: Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời:
Tại điểm k khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau: Thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Câu 18: Hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời:
Tại điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.
Câu 19: Hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời:
Tại điểm e, g khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi sau: không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau:
+ Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.
+ Thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Câu 20: Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời:
Tại điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau:
+ Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.
+ Thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Câu 21: Hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời:
Tại điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau:Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
Câu 22: hành vi điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời:
Tại điểm b khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
          Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau: Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện.
Câu 23: hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời:
Tại điểm đ khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
          Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
          Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau: Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
Câu 24: hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời:
Tại điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
          Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau:Thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
III. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
Câu 25: Hành vi không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định; Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời:
Tại điểm a,b khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định; dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước.
Câu 26: hành vi dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời:
Tại điểm m khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông.
          Câu 27: hành vi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông; Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời:
Tại điểm b, đ khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông; Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
          Câu 28: Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời:
Tại điểm đ khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
          Câu 29: Hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời:
Tại điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
          Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
          Câu 30: Hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở và không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời:
Tại điểm c, d Khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở và không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
 

Nguồn tin: Văn phòng Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Nam Trà My

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

lich
vanban
dieuhanh
caicach
VAN KIEN DAI HÔI 22
TAI LIEU BAN TTND 2
DIEU LE KHOA IX CHA
luatmattran
hu
2016 11 19 104342
namtramy
qoffice
VĂN BẢN MỚI

43

Nghị quyết số 43-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của BCH Trung ương Đảng về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc

Thời gian đăng: 02/12/2023

lượt xem: 748 | lượt tải:222

Nghị quyết số 45-NQ/TW

Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của BCH Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và pháy huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu câu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới

Thời gian đăng: 02/12/2023

lượt xem: 709 | lượt tải:184

26-CT/TW

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Thời gian đăng: 02/12/2023

lượt xem: 452 | lượt tải:149

76/KH-MTTQ-BTT

Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế huyện Nam Trà My 2023

Thời gian đăng: 21/02/2023

lượt xem: 795 | lượt tải:284

75/MTTQ-BTT

Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đối ngoại Nhân dân và người Việt Nam ở nước ngoài

Thời gian đăng: 21/02/2023

lượt xem: 835 | lượt tải:248

21/HD-MTTQ-BTT

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN NĂM 2023

Thời gian đăng: 16/02/2023

lượt xem: 849 | lượt tải:333

10/CTr-MTTQ-BTT

CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP VÀ THỐNG NHẤT HÀNH ĐỘNG CỦA ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN NAM TRÀ MY NĂM 2023

Thời gian đăng: 13/02/2023

lượt xem: 822 | lượt tải:286

HD/21-MTTQ-BTT

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC MẶT TRẬN THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN NĂM 2023

Thời gian đăng: 13/02/2023

lượt xem: 1103 | lượt tải:413

Số 70 - KH/HU ngày 27.07.2022

Kế hoạch tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, xây dựng chương trình triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII của Đảng

Thời gian đăng: 04/08/2022

lượt xem: 1956 | lượt tải:789

Số: 1486/MTTQ - BTT ngày 22.07.2022

Về việc đề nghị phối hợp triển khai thực hiện Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2022

Thời gian đăng: 22/07/2022

lượt xem: 1141 | lượt tải:288
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay330
  • Tháng hiện tại12,928
  • Tổng lượt truy cập1,010,673
PHÓNG SỰ - VIDEO
GIẤY MỜI

Số: 16 - CV/BTGHU ngày 14.03.2022

Mời dự hội nghị Báo cáo viên Tỉnh ủy trực tuyến tháng 3 năm 2022

Thời gian đăng: 14/03/2022

lượt xem: 1639 | lượt tải:323

Số: 34/ GM - UBND ngày 18.02.2022

Dự Gặp mặt báo chí đầu xuân Nhâm Dần 2022

Thời gian đăng: 01/03/2022

lượt xem: 1695 | lượt tải:350
doanket1
thanhcong
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây