Sống với thất thường của núi

Thứ bảy - 07/12/2024 21:24 1 0
Trận sạt lở tại núi Ngọc Mong (xã Trà Don, Nam Trà My) thức tỉnh người dân làng Tu Hon về tầm quan trọng của rừng. Người dân vẫn loay hoay chuyện đi và ở, trong khi chính quyền đang phải tính toán hợp lý trước những bài học về sắp xếp dân cư miền núi.
Khoảnh rừng sót lại trên đỉnh Ngọc Mong cứu gần 70 mạng người. Ảnh: THIỆN TÙNG
Khoảnh rừng sót lại trên đỉnh Ngọc Mong cứu gần 70 mạng người. Ảnh: THIỆN TÙNG
Chiều 2/12, có 15 hộ dân làng Tu Hon (thôn 3) tập trung đông đủ tại nhà anh Lê Văn Khả để nghe lãnh đạo xã thông tin tình hình sạt lở, nguy cơ đá rơi, những biện pháp để đảm bảo an toàn, cả phương kế tái thiết cuộc sống. Bày ra những vẻ mặt trầm tư, họ gật gù mỗi khi lãnh đạo xã dứt lời. Có lẽ, người làng Tu Hon đã quá quen với cảnh dời nhà, nên đâm ra đôi chút chán chường.

Bảy lần dời nhà

Thời điểm hiện tại, người Ca Dong ở làng Tu Hon đã nhiều lần dời nhà. Quá trình an cư của họ bị chi phối bởi thiên nhiên, thói quen di cư, lẫn tập tục.

Anh Trần Huy Thục (Bí thư Xã đoàn Trà Don), rời khỏi cuộc họp dân với tâm trạng nặng nề. Kéo anh Trần Vĩnh An và Lê Văn Khả (làng Tu Hon), họ dẫn tôi lên chỗ lở đá trên đỉnh Ngọc Mong. Tu Hon có 3 làng nhỏ, trải dọc theo tuyến đường bê tông cứng cáp dài hơn 2 cây số, men theo núi Ngọc Mong.
 

8 1 4
Làng Tu Hon cũ, nơi 15 hộ dân sẽ trở về sau nhiều năm di cư. Ảnh: THIỆN TÙNG

“Đây, làng ở giữa, năm 2018 chúng tôi ở chỗ này, được gần 5 năm thì dời ra xóm gần quốc lộ 40B hiện tại” - anh An chở theo tôi trên xe máy, vừa chỉ về những nóc nhà nằm dưới mép đường. Xóm giữa này địa hình rất đẹp, có vườn cau, rẫy quế cao vút, xa xa là chóp ruộng bậc thang.

“Đẹp vậy, sao phải đi anh?” - Tôi hỏi. “Chết miết, năm mô cũng có người chết, sợ quá nên phải đi”. Hóa ra là do chết xấu. Họ ở xóm giữa này 5 năm, thì có 2 người tự tử, 3 người chết vì bệnh. Tâm lý đè nặng, thêm đôi vai vốn đã cực nhọc, họ chọn rời đi để “giữ mạng” trước, còn chuyện làm ăn, sướng khổ gì thì tính sau.

Từ đường bê tông lên chỗ sạt, tôi đếm vừa y 20 phút lao dốc, núi mỗi lúc một cao, lỗ tai ù hết, nhưng dọc đường vẫn cố nghe anh An kể về lịch sử dời nhà tốn nhiều sức lực của mình.
 

8 2 1
Theo đường, người dân Tu Hon dần tách khỏi làng xưa. Ảnh: THIỆN TÙNG

“Trước năm 2012, anh ở với bố mẹ trong rừng (làng Tu Hon nguyên thủy), dời quanh quẩn đâu đó 2 lần, rồi 2012 dời ra gần đường 40B (chỗ hiện tại). Năm 2018, xã thấy nguy cơ sạt nên dời vào làng giữa, chết nhiều quá, 2023 thì gia đình anh trở ra lại làng ngoài. Sang năm phải dời lại vào chỗ làng cũ ở bìa rừng”.

Tôi tặc lưỡi, nửa tin nửa ngờ. Tính ra là sáu lần rồi, lần này đi nữa là lần thứ bảy. Anh An mới 42 tuổi, dời nhà hết bảy lần. “Sao xã không cảnh báo chỗ nguy cơ sạt ấy?”. “Có, nhưng sợ chết xấu hơn”. Tôi lặng người. Có vẻ, họ sợ hủ tục nhiều hơn sợ họa từ trời.

Ngày dời nhà đi vì làng có những cái chết xấu, làng Tu Hon có 15 hộ. Từ khi cưới vợ năm 2014 đến nay, Khả đã phải dời nhà ba lần, cha mẹ già, vợ dại con thơ, cả nhà mấy miệng ăn kéo nhau di cư với vài mảnh gỗ cũ. Họ dựng nhà, mặc cho chính quyền can thiệp, giải thích, vẫn lỳ. “Sợ ma hơn sợ chính quyền - Khả cười - Nhưng chừ không nghe chính quyền nữa thì mình thành ma thật”.
 

Nợ rừng

Nơi mới, họ ở chưa đầy một năm, thì xảy ra cớ sự sạt núi. Lần này, họ sợ thật. Sát đỉnh Ngọc Mong, ngay trước mắt bốn người chúng tôi, đá lớn, đá nhỏ nằm lăn lóc giữa rừng già. Mấy tảng to như cái bàn tròn 10 người ngồi, xô gãy cả cây, mắc lại trên chùm dây rừng mỏng manh. “Không có mấy cái cây với dây rừng ni, chắc đi luôn cái làng” - anh Thục lên tiếng, hậm hực nhắc khéo hai người kia.

Nguyên ngọn núi Ngọc Mong này, bà con phát dọn gần như sạch, họ trồng sắn, tỉa lúa, bắp từ chân lên đến sát đỉnh. May sao chóp rừng trên này nền đất cứng, chủ yếu là đá to, không canh tác được, nên họ mới “tha”. Nhưng xem xét kỹ thấy cũng hay, ít ra người Ca Dong dở núi cũng chỉ vì miếng ăn, chứ họ không tận diệt rừng. Bởi vậy, mỏm chót vót trên đỉnh này, cây cối vẫn còn nguyên sơ. Nay chính nó đã cứu họ mạng sống.
 

8 3 1
Khoảnh rừng trên đỉnh Ngọc Mong giữ đá không bị rơi xuống làng. Ảnh: THIỆN TÙNG

“Lên nữa không, trên cao kia 50m, còn mấy tảng đá gần rớt” - anh Thục hỏi dò, sợ tôi thiếu hình ảnh. Nhưng e ngại, tôi nhìn một lượt từ chỗ vết sạt xuống đến khóm lồ ô bị trồi ra do đá mắc lại, rõ một vệt trượt dài. Giờ muốn lên kia phải đi vòng, mà đi theo vệt trượt kia thì nguy hiểm quá. Đang suy nghĩ, anh Thục lại bồi thêm: “Mấy cục đá trên nớ không có gốc”.

Rời đỉnh Ngọc Mong, tôi ám ảnh những tảng đá nằm im thin thít. Đâu ai biết mấy ngày trước, chúng tách ra từ núi, hùng hổ lăn xuống. Đá vẫn nằm đó, vô tri và lạnh lùng, thách thức sự sống của mấy mươi mạng người dưới chân núi. Rừng thì vẫn dang tay, níu chặt lưỡi hái tử thần, cho con dân thêm thời gian ngẫm nghĩ, chuẩn bị và chạy thoát thân.

Chỗ sạt trên đỉnh Ngọc Mong, không phải lần đầu. Trước đây dù chỉ có biểu hiện, nhận thấy nguy cơ tiềm ẩn, nên năm 2018, chính quyền xã Trà Don vận động người dân rời đi. Tầm nhìn như vậy đã được chứng minh là đúng, tính ra, họ cũng đã làm hết sức mình, nhưng vẫn thua cái gọi hủ tục.

61 hộ dân trước đây ở sâu trong núi, nhưng giờ đường đã xuyên qua cả ba xóm của làng Tu Hon. Mục đích của nhà nước là để người dân thuận lợi đi lại, giao thương, mặt khác là để giải phóng không gian, cho cuộc sống của họ “dễ thở” hơn. Dù vậy, con người có tính đến mấy, cũng thua trời, thua núi. Nhưng làm gì làm, phải an toàn rồi mới tính tiếp. Nên lần này, xã Trà Don quyết tâm đưa dân đi khỏi nơi nguy hiểm.
 

8 4
Mảnh đất nơi dự kiến tái định cư cho 15 hộ dân làng Tu Hon. Ảnh: THIỆN TÙNG

“Giờ về, mai anh lên lại, cầm theo danh sách các hộ sẽ phải di dời, yêu cầu họ ký vào bản cam kết” - anh Thục nói. Bản cam kết yêu cầu người dân phải tháo toàn bộ nhà cửa, và không được trở về làng này để ở, ký vào đó, xã mới hỗ trợ tiền sắp xếp dân cư từ Nghị quyết 23. Chỉ thêm một thủ tục đơn giản đó thôi, anh Thục tâm đắc rằng sẽ không tái diễn câu chuyện hồi năm 2023.

Hơn nữa, trước đây dời nhà nhờ sức dân, giờ dời thì rất tốn kém. Anh An và Khả tính sơ, tiền tháo dỡ, vận chuyển, san nền, vật liệu... bà con không đủ tiền. Hơn nữa nhà của họ phụ thuộc mấy xà gỗ mấy chục năm tuổi, nhổ lên, chôn xuống, gỗ tốt cỡ nào cũng sinh mối, mục. Trước đây phụ thuộc hủ tục, bây giờ phụ thuộc là đồng tiền. Nên có lẽ chuyện dân nghe theo sắp xếp của chính quyền sẽ dễ dàng hơn.

Để bớt những cơn thất thường của núi, điều mà ít người dân ở đây quan tâm, là phải trồng rừng, giữ rừng. Và trách nhiệm đó, lại thuộc về cả chính quyền với dân. Làm sao để dân hiểu ra sự tồn vong của cộng đồng mình, là từ rừng.

Tác giả bài viết: Thiện Tùng

Nguồn tin: baoquangnam.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

lich
vanban
dieuhanh
caicach
VAN KIEN DAI HÔI 22
TAI LIEU BAN TTND 2
DIEU LE KHOA IX CHA
luatmattran
hu
2016 11 19 104342
namtramy
qoffice
VĂN BẢN MỚI

43

Nghị quyết số 43-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của BCH Trung ương Đảng về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc

Thời gian đăng: 02/12/2023

lượt xem: 984 | lượt tải:250

Nghị quyết số 45-NQ/TW

Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của BCH Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và pháy huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu câu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới

Thời gian đăng: 02/12/2023

lượt xem: 1130 | lượt tải:207

26-CT/TW

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Thời gian đăng: 02/12/2023

lượt xem: 526 | lượt tải:168

76/KH-MTTQ-BTT

Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế huyện Nam Trà My 2023

Thời gian đăng: 21/02/2023

lượt xem: 914 | lượt tải:308

75/MTTQ-BTT

Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đối ngoại Nhân dân và người Việt Nam ở nước ngoài

Thời gian đăng: 21/02/2023

lượt xem: 960 | lượt tải:281

21/HD-MTTQ-BTT

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN NĂM 2023

Thời gian đăng: 16/02/2023

lượt xem: 923 | lượt tải:362

10/CTr-MTTQ-BTT

CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP VÀ THỐNG NHẤT HÀNH ĐỘNG CỦA ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN NAM TRÀ MY NĂM 2023

Thời gian đăng: 13/02/2023

lượt xem: 923 | lượt tải:309

HD/21-MTTQ-BTT

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC MẶT TRẬN THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN NĂM 2023

Thời gian đăng: 13/02/2023

lượt xem: 1187 | lượt tải:439

Số 70 - KH/HU ngày 27.07.2022

Kế hoạch tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, xây dựng chương trình triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII của Đảng

Thời gian đăng: 04/08/2022

lượt xem: 2015 | lượt tải:812

Số: 1486/MTTQ - BTT ngày 22.07.2022

Về việc đề nghị phối hợp triển khai thực hiện Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2022

Thời gian đăng: 22/07/2022

lượt xem: 1201 | lượt tải:307
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay1,525
  • Tháng hiện tại17,082
  • Tổng lượt truy cập1,061,661
PHÓNG SỰ - VIDEO
GIẤY MỜI

Số: 16 - CV/BTGHU ngày 14.03.2022

Mời dự hội nghị Báo cáo viên Tỉnh ủy trực tuyến tháng 3 năm 2022

Thời gian đăng: 14/03/2022

lượt xem: 1700 | lượt tải:341

Số: 34/ GM - UBND ngày 18.02.2022

Dự Gặp mặt báo chí đầu xuân Nhâm Dần 2022

Thời gian đăng: 01/03/2022

lượt xem: 1752 | lượt tải:368
doanket1
thanhcong
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây