Một số giải pháp xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện

Thứ năm - 01/08/2024 04:29 26 0
Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện để cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ được vận hành thông suốt, là nhân tố quyết định việc hiện thực hóa khát vọng đi lên CNXH của nhân dân ta.
2 5
Các đại biểu biểu quyết tại Đại hội XIII của Đảng _ Ảnh: nhandan.vn


1. Những trở lực trong xây dựng CNXH ở Việt Nam

Trên con đường đi lên CNXH, bên cạnh những khó khăn, thách thức từ tác động của tình hình chính trị thế giới, của suy thoái kinh tế toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh thương mại, quân sự giữa các quốc gia,… nội tại hệ thống chính trị nước ta tồn tại nhiều trở lực cần vượt qua:

Một là, cơ chế vận hành của hệ thống chính trị “Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý - Nhân dân làm chủ” chưa thực sự phát huy hết vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

Sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước mang tính tổ chức cao, bảo đảm tập trung thống nhất và phân công, phân cấp theo phạm vi không gian và nhiệm vụ chính trị. “Nhân dân” là lực lượng xã hội, bao hàm tất cả mọi người dân thuộc mọi giai tầng, có điều kiện, hoàn cảnh, nhu cầu lợi ích khác nhau. Để phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, Đại hội XIII của Đảng đã xác định cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ(1). Tuy nhiên, về lý thuyết cũng như trên thực tế, nội dung, phương thức và hiệu quả “làm nòng cốt” của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội vẫn chưa thực sự rõ. Bởi như Đại hội XIII của Đảng đã đánh giá: “Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở một số nơi chưa theo kịp yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới”(2).

Hai là, vấn đề năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng.

Năng lực lãnh đạo, cầm quyền là khả năng của Đảng cầm quyền trong ban hành các quyết định để lãnh đạo hệ thống chính trị, tổ chức các lực lượng thực hiện quyết định và kiểm tra, giám sát để kịp thời đánh giá, điều chỉnh, kiểm soát quyền lực và xử lý vấn đề phát sinh trong quá trình hiện thực hóa quyết định lãnh đạo; là khả năng nhận biết, đối diện và khắc phục khó khăn, thách thức, phòng tránh nguy cơ suy thoái, “tự diễn biến”, tự chuyển hóa” trong nội bộ và sự chống phá của các thế lực thù địch; là sức mạnh vượt lên, vượt qua rào cản của tư duy lạc hậu, trì trệ; là sự năng động, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung để tạo đột phá thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Những thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam trong cách mạng giải phóng dân tộc, trong sự nghiệp đổi mới đất nước có nhân tố quyết định là năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Song, thực tế cũng còn nhiều mục tiêu chính trị của Đảng chưa đạt được. Nhiều vướng mắc, hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo hệ thống chính trị làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Nguyên nhân được Đại hội XIII của Đảng chỉ ra là: Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức đảng còn thấp (…) tính chiến đấu trong tự phê bình và phê bình còn yếu (…). Một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”(3). Vì vậy, Đại hội XIII của Đảng yêu cầu: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng”(4).

Ba là, vai trò, trách nhiệm, quyết tâm chính trị của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng Nhà nước chưa thực sự được phát huy.

Đại hội XIII của Đảng đánh giá việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời gian qua tuy có nhiều thành tựu, song “có mặt chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đất nước trong tình hình mới”(5). Dù đã có Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, song bộ máy các cơ quan nhà nước vẫn còn tình trạng cồng kềnh, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương chưa thực sự quyết liệt, cơ chế kiểm soát quyền được phân cấp chưa thực sự rõ ràng, cần được hoàn thiện. Cải cách hành chính, cải cách tư pháp được tiến hành qua nhiều giai đoạn, song đến nay, hệ thống thể chế còn thiếu đồng bộ, nhiều khoảng trống; cơ chế bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân chưa thực sự được phát huy đầy đủ; đội ngũ cán bộ, công chức chưa “tinh”, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu hội nhập, một bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất; quản lý tài chính công ở một số cơ quan lỏng lẻo, tồn tại những thiếu sót, tạo mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, tiêu cực…

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09-11-2022 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” chỉ rõ: vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân chưa được phát huy mạnh mẽ; “quyết tâm chính trị, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền… chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra. Những hạn chế, khuyết điểm trên là trở lực đối với nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.

Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch mọi lúc, mọi nơi, trên mọi phương diện.

Trên lĩnh vực tư tưởng, thông qua các phương tiện truyền thông, các tổ chức phản động, tuyên truyền xuyên tạc Cương lĩnh chính trị của Đảng, phủ định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, bóp méo, làm lệch lạc mô hình CNXH mà nhân dân ta đang hướng đến, phủ định vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, đòi xây dựng mô hình nhà nước Việt Nam theo “tam quyền phân lập”, cổ xúy cho sự hình thành xã hội dân sự đặt ra ngoài sự lãnh đạo của Đảng…

Các thế lực phản động hô hào và tổ chức các “hành động thực tế”, nhen nhóm và duy trì các tổ chức phản động ở nước ngoài, rồi móc nối với các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị trong nước, tổ chức hoạt động khủng bố, kích động bạo lực, khiếu kiện, biểu tình gây mất an ninh, trật tự xã hội, phá hoại chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Chúng “tôn vinh”, “cổ xúy” cho những cán bộ bất mãn, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, những người dân hạn chế về nhận thức chính trị, biến họ trở thành “nhân chứng sống”, thành “loa” tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.

Trên thực tế, bằng những âm mưu, thủ đoạn tinh vi, chúng hòng phá hoại công cuộc đổi mới, xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Nhà nước, lật ngược bản chất của cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực, khuếch đại nguy cơ mất độc lập, chủ quyền, khoét sâu những mâu thuẫn, hạn chế, tiêu cực, gây mất niềm tin của nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế đối với vai trò cầm quyền của Đảng.

2. Đề xuất một số giải pháp

Một là, nâng cao nhận thức về yêu cầu tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện trong tình hình mới

Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện là trách nhiệm, nhiệm vụ thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; của từng địa phương, cơ quan, đơn vị và của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu. Trong giai đoạn hiện nay, trước những vấn đề hạn chế, vướng mắc, cản trở công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam có nguyên nhân từ năng lực, hiệu quả hoạt động của Đảng và cả hệ thống chính trị chưa đáp ứng yêu cầu, thì việc nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các cấp chủ thể, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung, phương thức tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh toàn diện là giải pháp quan trọng và cần thiết.

Để nâng cao nhận thức, cần tăng cường công tác tư tưởng, bằng việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận để có đánh giá đúng về thực trạng, mức độ hiệu quả của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thời gian qua; xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng của tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và điều kiện bảo đảm cho bộ máy, đội ngũ trên hoàn thành nhiệm vụ. Trên cơ sở đó, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, đưa nội dung xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vào các cuộc sinh hoạt Đảng, sinh hoạt đoàn thể, vào hoạt động của cơ quan dân cử, tiếp dân, đối thoại với dân, vào quá trình xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách, vào công tác cán bộ, đảng viên, vào xây dựng phong trào hành động cách mạng ở cơ quan, địa phương.

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các diễn đàn kinh tế, văn hóa, chính trị; thông qua hoạt động của các cơ quan chuyên trách công tác tư tưởng của hệ thống chính trị, nòng cốt là Ban Tuyên giáo cấp ủy các cấp… để đưa chủ trương, định hướng chính sách xây dựng Đảng, hệ thống chính trị vào các lực lượng, chủ thể, động viên, khích lệ, bảo vệ những tập thể, cá nhân có sáng kiến giải pháp hợp lý, có bản lĩnh đấu tranh chống sự thờ ơ, vô trách nhiệm, chủ nghĩa cá nhân.

Thống nhất nhận thức về mối quan hệ “Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý - Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ”, để trong xây dựng thể chế vận hành hệ thống chính trị, thành tố tổ chức này không lấn át, hay xa rời, ức chế sự vận động của thành tố kia.

Đảng lãnh đạo bằng định hướng chính trị, nên xây dựng Đảng phải phòng tránh, loại trừ tình trạng bao biện, làm thay hay buông lỏng lãnh đạo đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.

Nhà nước quản lý bằng pháp luật, xây dựng Nhà nước phải hướng đến tăng cường pháp chế, song pháp luật không phải để trói buộc, mà kiến tạo để phát triển, như “là một đối tác, là chất xúc tác và là người tạo điều kiện thuận lợi” cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể vận động nhân dân thực hiện thành công đường lối của Đảng.

Xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội xứng đáng là các tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích của quần chúng nhân dân, song mục tiêu lợi ích trong hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể không được trái với mục tiêu lợi ích của Đảng, Nhà nước và dân tộc. Đó cũng là cơ sở để cảnh giác và đấu tranh với luận điệu đòi xây dựng “xã hội dân sự” ở Việt Nam với tư cách là lực lượng đối lập với Đảng Cộng sản.

Song song với xây dựng, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ Đảng và hệ thống chính trị trước sự chống phá của các thế lực thù địch. Quán triệt trong các cấp ủy, chi bộ đảng các văn bản lãnh đạo của Trung ương về công tác bảo vệ chính trị nội bộ: Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 18-8-2014 của Bộ Chính trị “Về tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay”; Kết luận số 72-KL/TW ngày 19-5-2020 của Bộ Chính trị “về tiếp tục tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay”; Quy định số 58-QĐ/TW ngày 08-02-2022 của Bộ Chính trị “Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng”.

Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch theo tinh thần Nghị quyết 35-NQ/TW ngày 22-10-2018 của Bộ Chính trị, không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng xuyên tạc, chống phá, chia rẽ nội bộ. Xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ án chống Nhà nước; tuyên truyền rộng rãi kết quả xử lý để nhân dân thấy rõ bộ mặt của những tổ chức, cá nhân lợi dụng dân chủ, gây rối nội bộ, làm mất ổn định chính trị - xã hội hoặc vi phạm dân chủ, làm phương hại đến quyền làm chủ của nhân dân, đến vai trò, vị thế của Đảng và cả hệ thống chính trị.

Hai là, tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ

Trước hết, phải thống nhất nhận thức yêu cầu về tính toàn diện trong xây dựng Đảng: phải tạo cho Đảng có một nền tảng tư tưởng vững chắc; có đường lối lãnh đạo đúng, nội dung, phương thức lãnh đạo phù hợp để huy động được lực lượng toàn Đảng, toàn dân làm cách mạng; trong Đảng trên dưới đoàn kết, thống nhất; tổ chức bộ máy của Đảng hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ năng lực, trình độ, có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, có trách nhiệm, làm gương cho quần chúng noi theo; không tham nhũng, tiêu cực, vi phạm lợi ích của nhân dân và của dân tộc…

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”(6). Muốn vậy, phải tổ chức quán triệt và vận dụng sáng tạo Nghị quyết Đại hội của Đảng và các nghị quyết chuyên đề về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Trong đó, chú trọng tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, bảo đảm mục tiêu, con đường, nền tảng tư tưởng, bản lĩnh chính trị của Đảng được giữ vững, các quyết sách chính trị trong từng giai đoạn, từng lĩnh vực được ban hành và tổ chức thực hiện hợp lý, thông suốt, phát huy dân chủ, bảo đảm tính đảng, tính khoa học, gắn lý luận với thực tiễn và mang lại thắng lợi chính trị rõ nét.

Coi trọng xây dựng Đảng về tư tưởng bằng việc đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức công tác tư tưởng theo hướng chủ động, thiết thực, kịp thời và hiệu quả; nâng cao tính chiến đấu, tính giáo dục, tính thuyết phục. Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Tập trung xây dựng Đảng về đạo đức thông qua công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; cổ vũ, biểu dương các gương sáng đạo đức; quyết liệt đấu tranh chống các quan điểm, hành vi phản đạo đức, phi đạo đức gây mất niềm tin của nhân dân.

Đẩy mạnh xây dựng Đảng về tổ chức, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Xây dựng cơ chế khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung, có uy tín cao và thực sự tiên phong, gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết trong Đảng.

Ba là, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, nâng cao tính tích cực chính trị của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về xây dựng Nhà nước theo hướng “Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình; kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tội phạm và tệ nạn xã hội(7).

Tổ chức thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09-11-2022 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”. Theo đó, tiến hành đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về bản chất, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, cơ chế thực thi quyền lực của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Tiếp tục đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội theo đúng tinh thần dân chủ, pháp quyền, hiện đại, chuyên nghiệp, khoa học, công khai, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả.

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tổ chức các bộ, các cơ quan chuyên môn đa ngành, đa lĩnh vực. Tiếp tục cải cách hành chính đồng bộ trên cả 6 nội dung mục tiêu (thể chế, thủ tục hành chính, bộ máy, công vụ, tài chính công và hiện đại hóa), bảo đảm có được nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát tốt, để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tăng cường, chủ động hội nhập quốc tế đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Nhà nước. Phát huy dân chủ, tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong xây dựng Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, bảo đảm mọi hoạt động của Nhà nước đều phát huy vai trò của nhân dân theo tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Bốn là, xây dựng và phát huy vai trò nòng cốt chính trị của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội

Tăng cường xây dựng, đổi mới tổ chức bộ máy Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác trong từng tổ chức và giữa các tổ chức. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể theo hướng tập trung cho cơ sở, gắn bó với đoàn viên, hội viên, khắc phục tình trạng :hành chính hóa”, “công chức hóa”. Thực hiện nghiêm chủ trương rà soát, sắp xếp, tinh giản biên chế.

Tiếp tục quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực công tác của cán bộ chuyên trách, khắc phục tình trạng bố trí cán bộ yếu kém, hoặc vi phạm kỷ luật ở cơ quan Đảng, chính quyền sang giữ vị trí lãnh đạo các cơ quan thường trực khối mặt trận, đoàn thể. Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp trong đầu tư, hỗ trợ điều kiện vật chất, trang thiết bị, kinh phí để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể hoạt động thuận lợi. Rà soát, đổi mới cơ chế quản lý tài chính, phân bổ ngân sách nhà nước, nghiên cứu thực hiện khoán kinh phí để phát huy tính tự chủ, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố dưới sự chủ trì của Mặt trận Tổ quốc và bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý của chính quyền.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng để phát huy vai trò tham mưu và nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong công tác dân vận. Tiếp tục lãnh đạo Mặt trận và các đoàn thể tổ chức triển khai và nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền, giám sát sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận và các đoàn thể xây dựng các phong trào hành động cách mạng để thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN.

_________________
 

(1) , (3) Xem ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.I, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021 tr. 173, 91-92.

(2), (4), (5), (7) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.II, Sđd, tr. 224, 325-326, 320, 332.

(6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t. 2, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.289.

Tác giả bài viết: TS TRƯƠNG THỊ BẠCH YẾN Học viện Chính trị khu vực III Theo Tạp chí Lý luận chính trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

lich
vanban
dieuhanh
caicach
VAN KIEN DAI HÔI 22
TAI LIEU BAN TTND 2
DIEU LE KHOA IX CHA
luatmattran
hu
2016 11 19 104342
namtramy
qoffice
VĂN BẢN MỚI

43

Nghị quyết số 43-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của BCH Trung ương Đảng về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc

Thời gian đăng: 02/12/2023

lượt xem: 984 | lượt tải:250

Nghị quyết số 45-NQ/TW

Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của BCH Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và pháy huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu câu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới

Thời gian đăng: 02/12/2023

lượt xem: 1130 | lượt tải:207

26-CT/TW

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Thời gian đăng: 02/12/2023

lượt xem: 526 | lượt tải:168

76/KH-MTTQ-BTT

Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế huyện Nam Trà My 2023

Thời gian đăng: 21/02/2023

lượt xem: 914 | lượt tải:308

75/MTTQ-BTT

Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đối ngoại Nhân dân và người Việt Nam ở nước ngoài

Thời gian đăng: 21/02/2023

lượt xem: 960 | lượt tải:281

21/HD-MTTQ-BTT

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN NĂM 2023

Thời gian đăng: 16/02/2023

lượt xem: 923 | lượt tải:362

10/CTr-MTTQ-BTT

CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP VÀ THỐNG NHẤT HÀNH ĐỘNG CỦA ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN NAM TRÀ MY NĂM 2023

Thời gian đăng: 13/02/2023

lượt xem: 923 | lượt tải:309

HD/21-MTTQ-BTT

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC MẶT TRẬN THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN NĂM 2023

Thời gian đăng: 13/02/2023

lượt xem: 1187 | lượt tải:439

Số 70 - KH/HU ngày 27.07.2022

Kế hoạch tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, xây dựng chương trình triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII của Đảng

Thời gian đăng: 04/08/2022

lượt xem: 2015 | lượt tải:812

Số: 1486/MTTQ - BTT ngày 22.07.2022

Về việc đề nghị phối hợp triển khai thực hiện Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2022

Thời gian đăng: 22/07/2022

lượt xem: 1201 | lượt tải:307
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay1,466
  • Tháng hiện tại16,990
  • Tổng lượt truy cập1,061,569
PHÓNG SỰ - VIDEO
GIẤY MỜI

Số: 16 - CV/BTGHU ngày 14.03.2022

Mời dự hội nghị Báo cáo viên Tỉnh ủy trực tuyến tháng 3 năm 2022

Thời gian đăng: 14/03/2022

lượt xem: 1700 | lượt tải:341

Số: 34/ GM - UBND ngày 18.02.2022

Dự Gặp mặt báo chí đầu xuân Nhâm Dần 2022

Thời gian đăng: 01/03/2022

lượt xem: 1752 | lượt tải:368
doanket1
thanhcong
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây